Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Bạn đang thắc mắc tại sao mình bị tiêu chảy kéo dài, gầy ốm, thiếu dinh dưỡng, mặc dù có một chế độ ăn rất lành mạnh? Rất có thể bạn đang bị hội chứng rối loạn hấp thu.

Hội chứng rối loạn hấp thu

Hội chứng rối loạn hấp thu bao gồm hàng loạt các rối loạn do ruột không hấp thu hiệu quả một số chất dinh dưỡng vào máu, có thể gây ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có kích thước lớn (như protein, tinh bột và chất béo), các vi chất (như vitamin và chất khoáng), hoặc cả hai.

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Nguyên nhân

Protein, tinh bột, chất béo, và hầu hết các chất lỏng được hấp thu ở ruột non. Hội chứng rối loạn hấp thu xảy ra khi có một yếu tố cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng của ruột.

Các nguyên nhân có thể gặp là bệnh lý viêm hoặc chấn thương niêm mạc ruột. Đôi khi, tình trạng này có thể là hậu quả của sự suy giảm sản xuất các enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hoặc do sự nhào trộn không hợp lý của thức ăn với enzym và acid trong dạ dày.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn và gây ra hội chứng rối loạn hấp thu:

Sử dụng kháng sinh kéo dài

Các bệnh lý khác như bệnh celiac, viêm tụy mạn hoặc bệnh xơ nang

Thiếu men lactase hoặc không dung nạp lactose, thường gặp ở người châu Mỹ và người gốc châu Á, là tình trạng cơ thể không có đủ enzym cần thiết để tiêu hóa lactose – một loại đường trong sữa.

Tắc mật bẩm sinh do ống mật không phát triển hoàn chỉnh hoặc có thể bị tắc và cản trở việc lưu thông mật từ gan.

Các bệnh lý về túi mật, gan và tụy

Tổn thương ruột (như nhiễm khuẩn, viêm, chấn thương hoặc phẫu thuật)

Nhiễm kí sinh trùng (giun, sán)

Xạ trị (có thể làm tổn thương các tế bào tiết nhày ở niêm mạc ruột)

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Có một vài nguyên nhân ít gặp khác có thể gây ra hội chứng rối loạn hấp thu. Ví dụ như hội chứng ruột ngắn, có thể là do dị tật bẩm sinh hoặc do phẫu thuật, dẫn đến diện tích bề mặt của ruột giảm, cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của ruột.

Một rối loạn khác có thể kể đến là bệnh viêm ruột nhiệt đới, thường gặp ở Nam Á, Caribe và Ấn Độ. Các triệu chứng của bệnh bao gồm thiếu máu, tiêu chảy, loét lưỡi và sụt cân. Bệnh liên quan đến các yếu tố môi trường, ví dụ như độc tố trong thức ăn, nhiễm trùng hoặc kí sinh trùng.

Triệu chứng

Các triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng rối loạn hấp thu tùy thuộc vào loại chất dinh dưỡng không được hấp thu qua thành ruột. Khi đó, bạn có thể xuất hiện các biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng đó, ví dụ như:

Nếu bạn thiếu chất béo, bạn có thể đi ngoài phân lỏng, nhạt màu, mùi hôi.

Nếu bạn bị thiếu protein, bạn có thể bị phù, tóc khô và dễ rụng.

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Nếu bạn thiếu đường, bạn có thể bị đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.

Nếu bạn thiếu hụt vitamin, bạn có thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, huyết áp thấp, sụt cân, và teo cơ.

Những trẻ bị rối loạn hấp thu có thể tránh ăn một số loại thức ăn nhất định, ảnh hưởng đến sự phát triển, dẫn đến cân nặng thấp so với những trẻ cùng lứa tuổi.

Yếu tố nguy cơ

Dùng quá nhiều rượu

Tiền sử gia đình bị xơ nang hoặc bị rối loạn hấp thu

Phẫu thuật ruột

Sử dụng một số thuốc như thuốc nhuận tràng hoặc dầu khoáng

Đi du lịch ở Nam Á, Caribe và Ấn Độ

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể nghĩ đến hội chứng rối loạn hấp thu khi một bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, thiếu các chất dinh dưỡng và sụt cân mặc dù có một chế độ ăn lành mạnh. Các xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:

Xét nghiệm phân

Đây là xét nghiệm để đo lượng chất béo trong phân, là bằng chứng đáng tin cậy nhất vì chất béo luôn xuất hiện trong phân của những bệnh nhân này.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ một số chất dinh dưỡng như vitamin B12, vitamin D, folat, sắt, canxi, caroten, phospho, albumin và protein. Sự thiếu hụt một trong số các vitamin này không có nghĩa là bạn bị hội chứng rối loạn hấp thu hoặc những trị số bình thường cũng không thể khẳng định là bạn không mắc bệnh.

Test thở

Test thở được sử dụng trong hội chứng không dung nạp lactose. Khi lactose không được hấp thu, các vi khuẩn trong ruột sẽ chuyển hóa nó và sản xuất ra khí hydro. Sự xuất hiện của khí hydro trong hơi thở sau khi ăn các sản phẩm có nguồn gốc lactose có thể chỉ ra tình trạng không dung nạp lactose.

Sinh thiết

Sinh thiết sẽ được bác sĩ chỉ định nếu họ nghi ngờ bạn có bất thường ở niêm mạc ruột.

Điều trị

Thay thế các chất dinh dưỡng và chất lỏng không được hấp thu là bước đầu tiên của quá trình điều trị. Các điều trị đặc biệt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như, nếu bạn không dung nạp lactose, bạn nên tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc uống các viên enzym lactase. Nằm viện chỉ được yêu cầu trong những trường hợp cực kì nặng.

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Nếu bạn được chẩn đoán hội chứng rối loạn hấp thu, hãy hỏi bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ dinh dưỡng phù hợp, các sản phẩm bổ sung enzyme tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất từ thức ăn (giúp cải thiện tình trạng ăn không tiêu, phân sống, chậm lên cân, tiêu chảy khi uống sữa). Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày những thức ăn giàu tinh bột, chất béo, protein, vitamin và chất khoáng. Bạn cũng cần chú ý phát hiện các dấu hiệu của mất nước như chóng mặt, mệt mỏi, khô da, khô miệng, lưỡi, khát nhiều và tiểu ít… để có thể bổ sung dịch kịp thời.

Hội chứng kém hấp thu là tình trạng cơ thể “thất bại” trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm. Khi cơ thể kém hấp thu gây thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến sức khỏe kém đi, dễ mắc bệnh hệ tiêu hóa, stress…

Quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể

Các chất dinh dưỡng từ thức ăn được hấp thu qua ruột non, đưa vào máu và đến các cơ quan hỗ trợ thực hiện các chức năng. Khi bắt đầu việc nhai, nghiền, cắt thức ăn đến sự nhào trộn bởi dịch dạ dày và hấp thụ trong ruột non, kết hợp sự thủy phân của enzym nhờ dịch dạ dày, tuyến tụy và sự bài tiết dịch mật chất dinh dưỡng được hấp thụ qua các tế bào biểu mô ruột. Kém hấp thu có hai dạng: xảy ra với tất cả các loại chất và kém hấp thu một số loại chất như: protein, lipid, vitamin…

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Kém hấp thu không là một bệnh lý riêng biệt mà là hậu quả của nhiều tình trạng khác nhau tạo nên, hầu hết các nguyên nhân là hiếm gặp. Phần lớn người bệnh không thể xác định nguyên nhân của hội chứng này. Một số nguyên nhân gây kém hấp thu gồm: ăn uống nghèo chất dinh dưỡng, dư thừa lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật và ống mật, dị ứng thức ăn, nhiễm giun sán, amip…

Dấu hiệu nhận biết chứng “kém hấp thu”

Triệu chứng phổ biến nhất của kém hấp thu là tiêu chảy, tuy nhiên không phải xảy ra ở tất cả các trường hợp. Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể, biểu hiện là trầm cảm, giảm khả năng tập trung; yếu cơ hoặc tình trạng chuột rút; da khô, dễ xuất hiện các vết bầm tím do xuất huyết; tóc khô, dễ gãy rụng hoặc tình trạng suy giảm thị lực vào ban đêm. Không những vậy, người mắc hội chứng kém hấp thu thường dễ mệt mỏi, sụt cân hoặc chậm phát triển thể chất vì tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Đối với trẻ nhỏ, cần cảnh giác kém hấp thu qua hiện tượng không dung nạp sữa. Đây là tình trạng bé có phản ứng không tốt với thành phần dưỡng chất của sữa, gồm không hấp  thụ đường lactose do thiếu men lactase và dị ứng đạm sữa. Hội chứng kém hấp thu có thể do khẩu phần ăn không cân đối, do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột hoặc do trẻ không đủ các enzym tiêu hóa khiến việc chuyển hóa thức ăn trở nên kém. Trẻ ở độ tuổi ăn dặm có sự thay đổi chế độ ăn đột ngột từ sữa sang thức ăn nên thường thiếu men vi sinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống…

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Quá trình kém hấp thu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa mà còn tác động mạnh đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó, nếu trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ kém hấp thu, cần được kiểm tra phát hiện kịp thời giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh, hấp thụ tốt và phát triển toàn diện.

Khắc phục hội chứng kém hấp thu bằng chế độ ăn và men vi sinh

Nên áp dụng chế độ ăn theo nguyên tắc sau trong thời gian ít nhất 30 ngày: bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều carbohydrate phức như gạo, bột yến mạch, mì ống… Ăn nhiều trái cây đu đủ tươi và dứa. Ăn cá 3 lần mỗi tuần, cá cung cấp nhiều chất đạm quý với đủ các loại acid amin thiết yếu như lysin, tryptophan, tyrosin, cystin, methionin… các chất đạm này dễ tiêu hóa, dễ hấp thu hơn so với đạm trong thịt. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây mỗi ngày, vì chất lỏng giúp hạn chế lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, sữa và lúa mì, thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt loại có chứa nhiều phụ gia thực thẩm.

Ăn sữa chua ít đường để hệ vi sinh đường ruột. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày nhằm tăng nhu động ruột và không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, hấp thu của ruột. Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ và bổ sung một số loại men vi sinh giúp tăng lợi khuẩn, hấp thu tốt dưỡng chất từ thức ăn. Chú ý men vi sinh chất lượng phải đảm bảo kiểm soát hoạt độ nước, bao vi nang và đóng gói trong ni-tơ.

Kém hấp thu là một hội chứng khá phức tạp, vì vậy ngoài nỗ lực cải thiện chế độ dinh dưỡng của bản thân, người bệnh nên đi khám tổng thể để được chẩn đoán chính xác và điều trị theo căn nguyên cụ thể, sẽ cho kết quả cụ thể nhất.

Cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

LACTOMIN PLUS

Thành phần: Mỗi gói 3g chứa hỗn hợp vi khuẩn sinh acid lactic dạng bao vi nang gồm: Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium animalis subs. lactis, Lactobacillus plantarum 108 CFU/ gói

Bột kem rau quả, Fructo oligosaccharide (FOS), bột hương yaourt vừa đủ 1 gói

Công dụng: Bổ sung vi khuẩn có ích, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Đối tượng sử dụng:

Dùng cho người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, phân sống, dùng kháng sinh dài ngày

http://www.thuocucchau.com/san-pham/suc-khoe-he-tieu-hoa/lactomin-plus.html 

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.