Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

Khu vực nào trên trái đất có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao

Trả lời giúp mình nha, cảm ơn nhiều

Những câu hỏi liên quan

Hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Dựa vào hình 6.1 (trang 22 - SGK) và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Khu vực trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là 

A. Vùng nội chí tuyến

B. Vùng ngoại chí 

C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến

D. Giữa vĩ tuyến  23 ∘ 27 B đến  23 ∘ 27  N

Khu vực trên Trái Đất không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh là

A. Vùng nội chí tuyến. 

B. Vùng ngoại chí tuyến. 

C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến. 

D. Giữa vĩ tuyến 23°27 B đến 23°27 N.

Khu vực nào sau đây trên Trái Đất trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Xích đạo

B. Chí tuyến

C. Nội chí tuyến

D. Ngoại chí tuyến

Khu vực nào sau đây trên Trái Đất trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh

A. Xích đạo

B. Nội chí tuyến

C. Chí tuyến

D. Ngoại chí tuyến

Khu vực nào sau đây trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 1 lần

A. Xích đạo

B. Nội chí tuyến

C. Chí tuyến

D. Ngoại chí tuyến

a)    Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh xảy ra lần lượt trong năm như thế nào?

b)    Hãy cho biết những nơi nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm hai lần, những nơi nào một lần, nơi không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

Câu 43: Trong năm, ở vĩ tuyến 10°B, Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày, tháng nào? (cho sai số± 1 ngày).

Lời giải

Ở vĩ tuyến 10°B thuộc khu vực nội chí tuyến, nên trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Ngày, tháng Mặt Trời lên thiên đỉnh được tính như sau:

– Ngày 21-3, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo, ngày 22-6 lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc. Từ ngày 21-3 đến 22-6, Mặt Trời di chuyển từ Xích đạo lên chí tuyến Bắc mất 93 ngày với 23°27 = 1,407. Vậy, trong một ngày, Mặt Trời chuyển động được 1,407: 93 ngày = 15 08 = 908.

– Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo lên đến vĩ tuyến 10°B hết khoảng thời gian là: 10° = 600′ = 36,000′.

36,000: 908 = 40 ngày (làm tròn số).

– Từ đó, suy ra:

+ Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 1 tại vĩ tuyến 10°B vào ngày:

Ngày 21-3 + 40 ngày = ngày 30-4.

+ Mặt Trời lên thiên đỉnh lần 2 tại vĩ tuyến 10°B vào ngày:

Ngày 23-9 – 40 ngày = ngày 14-8.

Câu hỏi: Thế nào gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh? Chuyển động biểu kiến của Mặt trời như thế nào?

Lời giải:

– Khi góc nhập xạ bằng 90° (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc xuống mặt đất), lúc đó Mặt Trời lên thiên đỉnh.

– Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta thấy Mặt Trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thật ra là Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33 dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.

Kiến thức mở rộng

a. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm là gì?

Trong một năm, tia sáng mặt trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất ở các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Điều đó làm ta có cảm giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải là Mặt Trời di chuyển, mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

b. Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

– Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

– Trong một năm, những tia sáng mặt trời chỉ lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến khiến người ta cảm thấy Mặt Trời như di chuyển giữa hai chí tuyến. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

– Hiện tượng này xảy ra như sau:

+ Ngày 21-3, Mặt Trời ở Xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất tại Xích đạo (Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo).

+ Sau ngày 21-3, Mặt Trời chuyển động dần lên chí tuyến Bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày 22-6.

+ Sau ngày 22-6, Mặt Trời chuyển động dần về Xích đạo, lên thiên đỉnh ở Xích đạo vào ngày 23-9.

+ Sau ngày 23-9, Mặt Trời từ Xích đạo chuyển động dần xuống chí tuyến Nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày 22-12.

+ Sau ngày 22-12, Mặt Trời lại chuyển động dần về Xích đạo, rồi lại lên chí tuyến Bắc,… đó là hiện tượng chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến.

+ Như vậy, Mặt Trời chỉ lên thiên đỉnh một lần tại chí tuyến Bắc vào ngày 22-6 và chí tuyến Nam vào ngày 22-12; Mặt Trời lên thiên đỉnh hai lần tại các địa điểm trong khu vực nội chí chuyển; khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

=> Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời là chuyển động không có thật. Trong năm, người ta thấy Mặt Trời chuyển động giữa hai chí tuyến, thật ra là Mặt Trời đứng yên còn Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33 dẫn đến hiện tượng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc ở các địa điểm khác nhau từ chí tuyến Nam lên chí tuyến Bắc và ngược lại.

* Chuyển động tự quay quanh trục

– Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66 độ 33′

– Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông.

– Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).

* Chuyển động xung quanh Mặt Trời

– Ngoài chuyển động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn, có khoảng cách giữa hai tiêu điểm vào khoảng 5 triệu km.

– Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông với vận tốc rất lớn trung bình 28km/s. Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.

– Vì quỹ đạo có hình elip nên trong khi chuyển động, có lúc Trái Đất ở gần Mặt Trời, có lúc ở xa Mặt Trời. Vị trí gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật, xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật.

– Trái Đất đến điểm cận nhật thường vào ngày 3 tháng 1, lúc đó, nó cách xa Mặt Trời 147 triệu km, vận tốc của nó tăng lên đến 30,3 km/s. Trái Đất đến điểm viễn nhật thường vào ngày 5 tháng 7; khi đó nó cách Mặt Trời 152 triệu km và vận tốc giảm xuống còn 29,3 km/s.

– Trong khi chuyển động trên quỹ đạo (quanh Mặt Trời), trục Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66°33 và không đổi phương. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.