Kỹ thuật bảo quản thuốc hóa chất dược liệu năm 2024

Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, nguyên liệu, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất.

  1. Kho, tủ thuốc:

– Địa điểm: Kho, tủ thuốc phải ở nơi cao ráo, an toàn, chống mối mọt ẩm mốc. Có hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy. Trần, tường, mái nhà kho phải thông thoáng, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt. Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng , chống ẩm, chống thấm

Kỹ thuật bảo quản thuốc hóa chất dược liệu năm 2024

– ĐKBQ: về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo qui định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 300C. Phải tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.

  1. Vệ sinh: Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có côn trùng sâu bọ.Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly nơi bảo quản thuốc, tủ thuốc).

3.Quy trình bảo quản:

– Thuốc cần được luân chuyển để cho những lô nhận trước hoặc có hạn dùng trước sẽ đem sử dụng trước. Nguyên tắc nhập trước – xuất trước (FIFO- First In /First Out) hoặc hết hạn trước – xuất trước (FEFO- First Expired/ First Out) cần phải được thực hiện.

Kỹ thuật bảo quản thuốc hóa chất dược liệu năm 2024

– Thuốc chờ loại bỏ cần phải có nhãn rõ ràng và được biệt trữ nhằm ngăn ngừa việc cấp phát.

– Phải có hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác chuẩn đảm bảo cho công tác bảo quản, kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập và chất lượng thuốc.

  1. Quy trình bảo quản:

a- Các điều kiện bảo quản phải duy trì trong suốt thời gian bảo quản. Thuốc nhạy cảm với nhiệt độ bảo quản ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh.Các thuốc nhạy cảm ánh sáng bảo quản trong bao bì kín, không cho ánh sáng truyền qua.

– Dược liệu phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng. Các thùng hàng phải được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho không khí lưu thông. Các vật liệu thích hợp để làm bao bì bảo quản dược liệu có thể là thủy tinh, nhựa, giấy … Các dược liệu chứa tinh dầu cũng cần phải được bảo quản trong bao bì kín.

b- Bao bì thuốc phải giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản.

c- Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản riêng

d- Phải định kỳ đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.

đ- Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.

e- Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước – xuất trước hoặc hết hạn trước- xuất trước được tuân thủ, và để phát hiện hàng gần hết hoặc hết hạn dùng.

g- Định kỳ kiểm tra chất lượng của thuốc trong tủ để phát hiện các biến chất, hư hỏng trong quá trình bảo quản.

h- Thuốc hết hạn dùng phải được bảo quản riêng, phải dán nhãn chờ xử lý. Phải có các biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu đã hết hạn dùng, thuốc.

* Sắp xếp bảo quản thuốc:

– 3 dễ: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

– 5 chống: + Chống ẩm, nóng, ánh sáng, mối mọt, chuột, nấm mốc, côn trùng.

+ Chống nhầm lẫn.

+ Chống cháy nổ.

+ Chống quá hạn dùng.

+ Chống đổ vỡ, hư hao.

* Một số quy định về bảo quản thuốc:

  • Thuốc kháng sinh, thuốc viên: 15 – 25oC
  • Thuốc bột: độ ẩm < 8%
  • Thuốc viên bao: tránh ánh sáng và tia cực tím.
  • Thuốc đặt: 8 – 15oC
  • Thuốc tiêm, sirô: tránh ánh sáng, nhiệt độ cao
  • Độ ẩm không quá 70 %.

* Một số thuốc tại bệnh viện được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:

  • Insulin
  • Suxamethonium
  • Methyl-ergometin

TLTK: QUYẾT ĐỊNH số: 02/QĐHN-BYT VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC “THỰC HÀNH TỐT BẢO QUẢN THUỐC” ngày 04 tháng 10 năm 2013

Để phục vụ cho việc thực hành của các bạn sinh viên Cao đẳng Y Dược . Chúng tôi đưa ra một số kỹ thuật hướng dẫn phơi sấy và bảo quản dược liệu cho các bạn nắm vững nhé.

Phơi sấy dược liệu

Để bảo quản dược liệu được lâu và vẫn giữ được chất lượng của dược liệu thì quá trình phơi sấy dược liệu phải làm cho dược liệu khô dần tới độ thủy phân an toàn. Việc phơi sấy dược liệu còn phụ thuộc vào số lượng, loại dược liệu, điều kiện phương tiện,… Tuy nhiên sẽ có một số điểm chung về cách phơi như sau:

Có 4 cách phơi:

Phơi nắng trên sân: Yêu cầu sân phơi phải sạch sẽ, khi phơi phải tãi mỏng dược liệu và thường xuyên đảo để dược liệu chóng khô và khô đều. Đây là phương pháp thông dụng vì có thể áp dụng cho nhiều loại dược liệu và rẻ tiền.

Kỹ thuật bảo quản thuốc hóa chất dược liệu năm 2024

Cách phơi sấy dược liệu

Phơi trong bóng râm: Thường áp dụng đốt ỵới dược liệu dễ biến màu, dễ hỏng hoạt chất, dược liệu có tinh dầu… Tùy từng loại dược liệu mà có thể tiến hành bằng cách dựng trong bóng râm hay bó thành từng bó nhỏ treo trên dây chăng trong nhà nơi cao ráo, thoáng gió để dược liệu khô dần.

Phơi trên giàn: Thường áp dụng cho các dược liệu quý hiếm, dược liệu mỏng manh (hoa) và với số lượng ít. Khi phơi phải tãi mỏng dược liệu trên các sàng hoặc khay rồi đặt lên giá để phơi

Phơi tránh bụi,ruồi nhặng: Dược liệu thờng được phơi trên giàn cao và phải dùng vải màn thưa để che đậy. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dược liệu có đường hay có mùi vị hấp dẫn đối với côn trùng (long nhãn, thục địa…).

Kỹ thuật sấy dược liệu

Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng trong các thiết bị khác nhau như lò sấy, tủ sấy. Trước khi tiến hành sấy, dược liệu cần được làm sạch, phân loại và sấy riêng từng loại dược liệu. Tùy từng loại dược liệu mà chọn nhiệt độ sấy thích hợp. Nói chung thì nên duy trì nhiệt độ sấy từ 40 – 70 0C, và chia làm ba giai đoạn theo nhiệt độ tăng dần:

Giai đoạn đầu sấy Ở 40 – 50oC

Giai đoạn giữa sấy Ở 50 – 60oC.

Giai đoạn cuối sấy Ở 60 – 70oC.

Riêng các dược liệu có chứa tinh dầu, hoạt chất dễ bị nhiệt độ cao phá hủy hay dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi, dễ thăng hoa thì nhiệt độ sấy không được quá 40oC.

Kỹ thuật bảo quản thuốc hóa chất dược liệu năm 2024

Dược liệu

Những yếu tố ảnh hướng đến bảo quản dược liệu:

Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí là tác nhân chính có ảnh hưởng xàu đến chất lượng dược liệu. Độ ẩm quá cao hay quá tháp đều có ảnh hưởng trực tiếp làm giảm hoặc hư hỏng dược liệu (đặc biệt là độ ẩm quá cao). Độ ẩm cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu mọt, nấm mốc phát triển làm phân hủy dược liệu, làm thay đổi thành phần hoạt chất và làm thay đổi màu sắc dược liệu… Vì vậy chất lượng dược liệu sẽ bị giảm dần theo thời gian bảo quản. Độ ẩm thích hợp cho bảo quản từng loại dược liệu đòi hỏi rất khác nhau. Nhưng qua nghiên cứu và thực tế cho thay, độ ẩm chung phù hợp với yêu cầu bảo quản dược liệu thường từ 60 – 65%. Để khắc phục độ ẩm cao, cần phải xây dựng nhà kho đúng quy cách và có đủ các thiết bị cần thiết để chủ động hạ tháp độ ẩm khi cần. Dược liệu trước khi nhập kho phải đạt tiêu chuẩn và có độ thủy phân an toàn cho từng loại (hạt là 8 – l0%; hoa, lá, vỏ cây là 10 – 12%; rễ và dược liệu Có đường là 12 – 15%…). Cần có kế hoạch đảo kho theo định kỳ, phơi sấy, thông gió khi cần thiết. Bao bì đóng gói phải đảm bảo, các dược liệu quý (nhân sâm) cần bọc giấy chống ẩm, bảo quản trong thùng kín, có chất hút ấm (vôi sống, silicagel…) để chống âm mốc.

Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 25o C. Nhiệt độ cao sẽ làm cho tinh dầu trong dược liệu bay hơi; chất béo dễ bị biến chất; dược liệu có đường bị lên men. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn, nhiều hoạt chất trong dược liệu sẽ bị thủy phân; nấm mốc, sâu bọ cũng sinh sản và phát triển nhanh hơn. Tạt cả những hiện tượng trên đều dẫn đến kết quả là chất lượng dược liệu sẽ bị giảm sút. Để hạn chế tác hại của nhiệt độ cao, kho chứa dược liệu phải đúng quy cách, thông thoáng. Nếu có điều kiện thì trang bị các thiết bị điều hòa nhiệt độ cho kho. Cần phải có kế hoạch đảo kho và thông gió khi cần thiết.

Nấm mốc

Nấm mốc rất dễ xâm nhập và phát sinh, phát triển trên dược liệu khi có điều kiện thuận lợi như nóng, ẩm. Dược liệu bị nấm mốc sẽ sinh ra acid hữu cơ cùng với độc tố của nấm mốc thải ra sẽ làm giảm chất lượng dược liệu một cách trầm trọng, thậm chí còn gây hư hại hang loạt Vì vậy, cần thường xuyên quan tâm để phát hiện phòng ngừa nấm mốc. Nếu dược liệu mới chớm mốc phải tách riêng, xử lý ngay và có kế hoạch sử dụng sớm.