Làm thế nào để trở thành người công nhân tốt năm 2024

TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT

1/ Người công dân tốt. Vững cả về lý thuyết và thực hành chuyên môn. Sáng tạo, cải tiến và áp dụng có hiệu quả KHKT và công nghệ tiên tiến. Trung thành với tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Có ý thức trách nhiệm. Có tấm lòng nhân ái, yêu thương, quý trọng con người. Yêu lao động;Đối với HS TCCN:Chấp hành tốt nội quy, quy chế. Có mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Có lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện tác phong làm việc. Có lối sống lành mạnh. Đặt lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích của XH. Luôn rèn luyện thân thể. 2/ Người lao động tốt. Là người công dân tốt đang ở độ tuổi lao động. Người lao động tốt là người công dân tốt.

+ Độ tuổi lao động: Từ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với Nam, đủ 55 tuổi đối với Nữ. + Lao động chưa thành niên: Từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. + Lao động cao tuổi: Nam trên 60 tuổi, Nữ trên 55 tuổi. Lao động có kỷ luật: Có ý thức chấp hành tốt nội quy lao động của doanh nghiệp. Lao động có kỹ thuật: Sáng tạo, sử dụng, ứng dụng tốt KHKT và công nghệ trong công việc. Lao động có kỷ luật và có kỹ thuật tốt sẽ đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

3/ Cần phải làm gì để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt

Phát huy truyền thống yêu nước, “trung với nước, hiếu với dân”. Nhận thức được đất nước là của nhân dân, người dân là chủ của đất nước. Nhận thức rõ con đường lên CNXH ở nước ta là một tất yếu lịch sử. Có ý chí quyết tâm vươn lên, góp sức vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Tôn trọng và kính yêu nhân dân, thấy được sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc. Ra sức học tập, rèn luyện tay nghề, nhạy bén nắm bắt KHKT và công nghệ. HS TCCN giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể, xã hội; Hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. Xây dựng tình yêu thương với nhân dân, với người lao động, với người nghèo khổ, bị bóc lột trong XH. Phải tin tưởng vào mọi người, nghiêm khác với bản thân, khoan dung, độ lượng với mọi người, tránh thái độ hạ thấp nhân phẩm của người khác. Giúp đỡ mọi người xung quanh để cùng nhau tiến bộ. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

Xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tích cực, siêng năng.

Trang bị thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học. Lập kế hoạch và có phương pháp khoa học trong học tập và làm việc. Đối với HS TCCN: Nhận thức và hành động theo phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh. Rèn luyện tính trung thực, thẳng thắn.

Nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa cá nhân. Nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đường lối đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng lòng tự hào dân tộc, lên án chiến tranh xâm lược, phi nghĩa. Xây dựng tình đoàn kết, hoàn bình, hữu nghị giữa các dân tộc và nhân dân các nước trên thế giới. Nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa tư bản, chống tâm lý tự ti dân tộc, sính ngoại.

Trong mối quan hệ với Nhà nước, con người có quốc tịch của một nước là công dân của nước đó. Một công dân, ai cũng muốn mình là người tử tế, một công dân tốt. Từ thiếu thời đến trưởng thành, họ học tập và rèn luyện đạo đức lẫn tài năng để trở thành công dân tốt. Đó là một nguyện vọng và hành động chính đáng và rất được ngợi khen. Và trên nền tảng đó, họ được tổ chức chọn cử, người dân tín nhiệm bầu giữ các chức vụ trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Đến khi rời khỏi chính trường, những người công dân tốt ấy sẽ phát triển thêm lên cả về chiều sâu nhận thức và nhân cách. Như vậy, họ không đơn thuần chỉ “trở thành công dân tốt”.

Tùy theo mỗi nước, với những độ tuổi nhất định, công dân mới có quyền và nghĩa vụ tương ứng (ví dụ ở Việt Nam: công dân đủ từ 18 tuổi mới có quyền bầu cử và đủ từ 21 tuổi mới có quyền ứng cử). Đã là công dân của một nước, ai cũng phải thực hiện nghĩa vụ với đất nước mình. Thế nên, một công dân tốt phải là người ý thức cao trong việc hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đối với đất nước và cộng đồng. Rất nhiều nội dung trong các quyền cơ bản của công dân như quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền (cũng là nghĩa vụ) lao động, quyền (và nghĩa vụ) học tập, quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm... Ngược lại, công dân phải có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự, tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và công cộng, tuân thủ luật pháp, chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng, đóng thuế và lao động công ích... Theo những tóm lược ấy, công dân muốn trở thành công dân tốt thì phải phấn đấu nhiều.

Nói đến công dân tốt là nói đến một ý thức tự giác, tự nguyện phục vụ việc công. Dõi theo lịch sử Việt Nam, những tấm gương vì “nghĩa lớn” thời nào cũng có. Trong các triều đại phong kiến, sau khi cống hiến oanh liệt cho đất nước, họ quay về ở ẩn. “Từ quan”, “Ở ẩn” để giữ tiết tháo và còn là một hành động vì dân vì nước theo lối suy nghĩ thời ấy. Trong thời kỳ cận đại, đứng trước họa xâm lăng, lớp lớp công dân đã dấn thân: “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là người tôi sẽ chết cho quê hương”. Tinh thần cao đẹp ấy vẫn luôn được tự vấn, tự trỗi dậy bởi lớp người trẻ tuổi: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Họ muốn làm cho đất nước này “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Những công dân tốt ấy đang làm các phần việc của mình để đất nước phát triển bền vững, môi trường sống trong lành, cuộc sống hài hòa, con người yêu thương lẫn nhau và tận tình giúp những người kém may mắn. Xét về mặt đời thường, người công dân tốt còn thể hiện lời nói, hành động, việc làm nhỏ nhưng là tấm gương sáng cho đời. Quanh ta, biết bao hành vi đẹp vì cuộc sống cộng đồng. Cố gắng làm tốt công việc hằng ngày của mình thì dù là người lao động chân tay đơn giản hay công việc trí tuệ vẫn trở thành một công dân tốt và được xã hội tôn vinh, trọng dụng. Điều đặt ra ở đây là: Người công dân trở thành công dân tốt khi họ hội tụ đầy đủ ý thức và năng lực hành vi cao. Và khi công dân ấy có những đóng góp nhất định cho xã hội, được xem là người ưu tú mới được tổ chức có thẩm quyền của Đảng xét để kết nạp vào Đảng. Theo một trình tự, trong số công dân ấy dần dần mới trở thành những quan chức. Rõ ràng, quan chức (dù đương chức hay nghỉ hưu) không chỉ là công dân tốt mà phải là công dân đương nhiên tốt, công dân gương mẫu. Thế nên, những người rút lui khỏi chính trường lại tuyên bố: “Tôi muốn trở thành một công dân tốt” thì chính họ đã tự hạ thấp mình khi còn đang giữ trọng trách. Phải chăng khi đương chức, họ đã “suy thoái”, nói một đường làm một nẻo, trong cuộc họp nói như thế này ra cuộc họp nói khác, đương chức nói vầy về hưu nói khác... Logic của vấn đề ở chỗ: với tài năng và sự phấn đấu vươn lên của bản thân để góp công sức cho đời, công dân tốt có thể sẽ trở thành viên chức, công chức và ắt là quan chức ở những cương vị thích ứng. Trong môi trường này, họ được học tập, rèn luyện và đóng góp trực tiếp vào thành quả chung cho đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Với độ dày thời gian hoạt động trong guồng máy nhà nước, họ đương nhiên là những công dân bậc 2, công dân cao cấp. Do vậy, khi đương chức hoặc về hưu, những công dân này là những công dân “thứ thiệt”, công dân gương mẫu hay “kiểu mẫu” chứ không đơn thuần là công dân tốt. Và nếu ai đó “chỉ trở thành một công dân tốt” thì anh đã không còn là công dân tốt khi còn đang tại vị.

Để trở thành công dân tốt và luôn luôn là một công dân tốt quả là không dễ. Ở đây, tiêu chuẩn của một công dân tốt vẫn là một điều gì đó thiêng liêng kêu gọi mỗi người vươn tới bởi làm công dân tốt là nhân tố cho một đất nước thịnh vượng, công bằng, dân chủ, văn minh.