Lock trên máy tính là gì

Bạn thường xuyên sử dụng máy tính nhưng chưa hẳn đã am hiểu về các chế độ tắt máy tính. Các chế độ tắt máy tính là những tùy chọn quan trọng để giúp bạn biết cách sử dụng máy tính hợp lý nhất.

Đối với các chế độ tắt máy tính: Shutdown, Restart, Lock chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ về các tùy chọn này. Nhưng vẫn còn nhiều tùy chọn tắt máy khác, mặc dù luôn bắt gặp nhưng nhiều người vẫn không dám sử dụng. Bởi vì đơn giản là họ chưa hiểu rõ tác dụng của những tùy chọn đó là gì?

Trong bài viết này, BkVietsẽ chia sẻ cho bạn sự khác nhau giữa các chế độ tắt máy tính. Nên sử dụng chế độ tắt máy tính nào? Tắt máy tính như thế nào là hợp lý?

Phân biệt các tùy chọn tắt máy tính Windows

Dưới đây là những tùy chọn tắt máy tính có trên hệ điều hành Windows. Bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về những chế độ tắt máy này.

1. Shutdown

Đây là chức năng đã quá quen thuộc với người dùng máy tính, chức năng này được sử dụng nhiều nhất.

Shutdown là gì? Shutdown là chế độ tắt máy tính hoàn toàn, có nghĩa là mọi hoạt động trên máy tính sẽ dừng lại. Điều này đồng nghĩa rằng máy tính sẽ không còn tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, khi khởi động lại máy thì chế độ Shutdown sẽ tốn nhiều điện năng hơn so với 2 chế độ Hibernate và Sleep. Nhìn chung, Shutdown là chế độ bắt buộc phải có trên một chiếc máy tính.

2. Sleep

Sleep còn gọi là Chế độ ngủ trưa, đây là chức năng đưa máy tính rơi vào trạng thái nghỉ tạm thời. Khi sử dụng chức năng này Windows sẽ chuyển sang trạng thái tiêu thụ ít điện năng, bằng cách tắt đi hầu hết các linh kiện của máy tính (ngoại trừ RAM, ổ lưu trữ và các cổng kết nối USB).

Vì vậy các hoạt động của hệ điều hành vẫn được giữ nguyên trong RAM. Cho nên, khi kích hoạt máy tính trở lại thì mọi thứ vẫn như trạng thái trước khi vào chế độ Sleep.

Lock trên máy tính là gì

Chế độ tắt máy tính Sleep.

Chế độ Sleep sẽ thích hợp trong trường hợp muốn dừng làm việc trong một thời gian ngắn, ví dụ: ngủ trưa 20 phút, đi ăn trưa Nếu sử dụng chế độ này bạn không nên di chuyển máy tính vì máy tính chưa được tắt hoàn toàn.

Xem bài viết: Cách tạo nhiều màn hình Desktop ảo trên máy tính.

3. Hibernate

Hibernate còn gọi là Chế độ ngủ đông.

Đối với chế độ Hibernate thì các dữ liệu sẽ được lưu tạm vào các tệp tin trên ổ cứng (HDD/SSD), thay vì lưu trên bộ nhớ RAM. Dữ liệu sẽ được lưu cho đến khi máy tính được mở trở lại, nó sẽ nhanh chóng được lấy ra từ ổ cứng và nạp vào bộ nhớ RAM để bạn có thể tiếp tục các công việc.

Khi tắt máy ở chế độ Hibernate, bạn được phép di chuyển máy tính trong khi hệ thống vẫn đang còn lưu lại toàn bộ chương trình, ứng dụng đang được mở. Sử dụng Hibernate là hợp lý, bởi vì nếu như các công việc chưa hoàn thành mà sử dụng luôn Shutdown thì sẽ rất mất công.

4. Restart

Restart là chế độ khởi động lại máy tính. Tức là máy sẽ không rơi vào trạng thái ngừng hoạt động, mà chỉ để thiết lập hoạt động lại trạng thái khởi động mà thôi.

Với chế độ Restart sẽ cần thiết trong những trường hợp sau: Sau khi sử dụng phần mềm diệt virus, máy tính bị lỗi hoặc nghi ngờ bị lỗi, phần mềm đang hoạt động bỗng nhiên bị lỗi, hoặc bạn cài phần mềm nào đó sau đó phải khởi động lại máy tính để quá trình cài đặt có hiệu lực.

5. Lock

Lock là chế độ khóa màn hình máy tính. Tức là bạn sẽ đặt mật khẩu cho máy tính của mình, để nhằm không cho người lạ có thể truy cập vào được máy tính. Tức là chỉ có bạn mới có quyền được sử dụng máy tính mà thôi. Nói tóm lại, Lock là một tùy chọn máy tính thực sự hữu ích, làm tăng khả năng riêng tư khi không muốn cho người khác truy cập vào máy.

Xem bài viết:

  • Chọn lọc 14 phím tắt máy tính hữu dụng nhất.
  • Cách xóa logo bản quyền www.BANDICAM.com, không cần Crack.

6. Switch User

Switch User là chức năng dùng để chuyển đổi giữa các tài khoản Windows.

Ví dụ bạn đang đăng nhập với tài khoản A, bạn khóa máy lại với tài khoản A này và sau đó chuyển đổi sang tài khoản B trong khi tài khoản A vẫn đang được đăng nhập.

Lock trên máy tính là gì

Switch User  chức năng chuyển đổi các tài khoản Windows.

7. Log Off

Log Off (dùng cho Windows XP, Windows 7) và Sign Out (dùng cho Windows 8, Windows 10). Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng chúng đều có chung tác dụng là đăng xuất tài khoản Windows.

Do Windows là hệ điều hành đa nhiệm, cho nên người dùng có thể dễ dàng quản lý máy tính trên nhiều tài khoản khác nhau. Giả sử bạn sử dụng tài khoản A cho phiên làm việc trên máy tính. Sau đó, sử dụng chức năng Log Off để đăng xuất tài khoản A này và có thể đăng nhập vào phiên làm việc trên tài khoản B.

Xem bài viết: Cách thay đổi vị trí bàn phím máy tính/laptop.

Nên tắt máy tính như thế nào là hợp lý?

Nhiều người vẫn chưa biết cách tắt máy tính sao cho hợp lý, vậy thì nên tham khảo một số mẹo sau đây:

  • Nên sử dụng Sleep trong thời gian ngắn, mục đích để dễ dàng bật máy trở lại. Sử dụng Hibernate khi có công việc đột xuất, phải di chuyển nhưng vẫn muốn sử dụng máy. Đối với Shutdown, nếu không còn mục đích sử dụng thì cứ tắt.
  • Nếu vào mùa Đông, sau vài ngày mới có ý định Shutdown cũng chả sao. Nếu bạn muốn sử dụng máy tính liên tục thì cứ cách 15 tiếng nên cho máy Restart lại một lần.
  • Còn mùa Hè do nhiệt độ cao, cứ sau 8 tiếng nên Restart máy một lần. Sau 1 ngày nên Shutdown máy tính và vài chục phút sau có thể sử dụng lại. Mùa hè nhiệt độ tăng cao nên máy tính rất dễ xảy ra hiện tượng sập nguồn đột ngột. Bởi vậy, bạn cần giám sát nhiệt độ trong máy bằng các phần mềm như CrystalDiskInfo.
  • Nếu đã dùng máy trong thời gian lâu, bạn không nên Shutdown ngay, mà trước tiên cần Restart lại rồi mới Shutdown sẽ tốt hơn. Còn không, có thể nhấn F5 (refresh) liên tục ngoài Desktop, sau đó tắt máy cũng được. Ngoài ra, nếu nhiệt độ máy tính đang cao bạn cũng chưa nên Shutdown vội, mà trước tiên cho nhiệt độ giảm xuống rồi mới Shutdown nhé.

Kết luận

Như vậy, BkViet đã cùng bạn đọc tìm hiểu và so sánh các chế độ tắt máy tính. Cũng như nêu rõ quan điểm: Nên tắt máy tính như thế nào là đúng cách? Có nên tắt máy tính thường xuyên hay không?

Thực ra, chưa có chứng minh cụ thể nào nói rằng chức năng Shutdown sẽ tốt hơn Sleep, Hibernate Vấn đề này còn tùy thuộc vào cách sử dụng máy của mỗi người như thế nào, đặc điểm trong công việc của bạn và đôi khi cả cấu hình của máy tính.

Nhìn chung, cứ dựa theo trải nghiệm của bản thân khi sử dụng máy tính, để bạn có thể sử dụng máy tính một cách hợp lý nhất nhé. Chúc bạn thành công!

Video liên quan