Một Dấu hiệu để nhận biết xupap đặt là các xupap được lắp ở

Một Dấu hiệu để nhận biết xupap đặt là các xupap được lắp ở

Lớp 11

Công nghệ

Công nghệ - Lớp 11

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Cấu tạo

Cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trong thân máy gồm có các chi tiết sau:

  • Trục cam, con đội, đũa đẩy, trục cò mổ, gối đỡ trục cò mổ, cò mổ, xupap, lò xo xupáp, đế lò xo, móng hãm, ống dẫn hướng xupáp, bệ đỡ xupáp, vít điều chỉnh khe hở nhiệt xupáp, phớt…
  • Đối với cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trên nắp máy có cấu tạo cũng tương tự như cơ cấu phân phối khí kiểu xupap treo có trục cam đặt trong thân máy nhưng chỉ khác là không có đũa đẩy

Một Dấu hiệu để nhận biết xupap đặt là các xupap được lắp ở

Nguyên lý làm việc

  • Khi động cơ làm việc, trục khuỷu dẫn động trục cam quay, khi vấu cam tác động vào con đội làm con đội, đũa đẩy đi lên tác động vào cò mổ làm cò mổ quay, đẩy xupap đi xuống (mở xupap) thực hiện quá trình nạp hoặc thải khí. Lúc này lò xo xupáp bị nén lại.
  • Khi cam tiếp tục quay qua vị trí tác động thì lò xo xupáp làm cho xupap đóng kín vào bệ đỡ, cò mổ, đũa đẩy, con đội trở về vị trí ban đầu, xupap đóng.

Một Dấu hiệu để nhận biết xupap đặt là các xupap được lắp ở

Xupap đặt

Cấu tạo

Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt hình, toàn bộ cơ cấu phối khí được đặt ở thân máy gồm có:

  • Trục cam, con đội, xupap, lò xo, cửa nạp và cửa xả.
  • Trên con đội có lắp bu lông để điều chỉnh khe hở xupap, lò xo lồng vào xupap và được hãm vào đuôi xupap bằng móng hãm.
  • Trục cam do trục khuỷu dẫn động qua cặp bánh răng hay đĩa xích

Một Dấu hiệu để nhận biết xupap đặt là các xupap được lắp ở

Nguyên lý hoạt động

  • Khi động cơ làm việc, trục khuỷu quay với tỷ số truyền là 1/2, cơ cấu phân phối khí sẽ làm việc như sau:
  • Khi đỉnh cam chưa tác dụng vào đuôi xupap, lò xo đẩy xupap đi xuống, cửa nạp hoặc cửa xả được đóng lại.
  • Khi đỉnh cam quay lên, con đội tác dụng vào xupap nâng xupap đi lên, cửa nạp hoặc cửa xả từ từ được mở ra. Khi con đội tiếp xúc ở vị trí cao nhất của cam thì cửa nạp hoặc cửa xả được mở lớn nhất
  • Trục cam tiếp tục quay, đỉnh cam quay xuống, lò xo căng ra đẩy xupap đi xuống đóng dần cửa nạp hoặc cửa xả. Khi con đội tiếp xúc tại vị trí thấp nhất của cam thì cửa nạp hoặc cửa xả được đóng kín hoàn toàn.
  • Nếu động cơ tiếp tục làm việc trục cam tiếp tục quay thì quá trình làm việc của cơ cấu phối khí xupap đặt lại được lặp lại như trên.

Một Dấu hiệu để nhận biết xupap đặt là các xupap được lắp ở

So sánh ưu, nhược điểm của xupap đặt và xupap treo

Xupap đặt

Ưu điểm: • Toàn bộ cơ cấu phối khí được bố trí ở thân máy, do đó chiều cao của động không lớn.

                • Số chi tiết của cơ cấu ít nên lực quán tính của cơ cấu nhỏ, bề mặt cam và con đội ít bị mòn.

Nhược điểm:  • Vì buồng cháy không gọn nên dễ xảy ra cháy kích nổ.

                       • Do dòng khí nạp và khí xả lưu thông khó nên hệ số nạp không cao.

Xupap treo

Ưu điểm: • Do xupap bố trí trong phần không gian của xi lanh dạng treo nên buồng cháy rất gọn nên tăng được tỷ số nén của động cơ và giảm được kích nổ ở động cơ xăng.

                • Dòng khí lưu động thuận tiện nên tổn thất ít, tạo điều kiện xả sạch và nạp đầy.

Nhược điểm:  • Có nhiều chi tiết hơn cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt và được bố trí cả ở thân máy và nắp máy nên làm tăng chiều cao của động cơ.

                       •  Lực quán tính của các chi tiết tác dụng lên bề mặt cam và con đội lớn hơn.

Xem thêm: Tại Sao Cần Vệ Sinh Kim Phun Nhiên Liệu

Tìm hiểu thêm các tin tức khác và đăng tin mua - bán xe tại Xetai123.

Các chủ đề khác có liên quan:

1. Tin tức về chính sách cập nhật cho các bác tài

2. Kiến thức-kinh nghiệm vận hành và sửa chữa xe

3. Góc xem xế xịn

4. Tìm xe đầu tư-bán xe-nâng cấp

5. Bảng giá xe tải

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 24: Cơ cấu phân phối khí giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 11

    Trả lời câu hỏi Bài 24 trang 112 Công nghệ 11: Tại sao trong động cơ 4 kì số vòng quay của trục cam chỉ bằng 1/2 số vòng quay của trục khuỷu.

    Lời giải:

    Vì trong động cơ 4 kỳ, 1 chu trình gốm hút, nén, cháy – giãn nở, xả diễn ra trong 2 vòng quay trục khuỷu. Các gối cam trên trục cam điều khiển việc đóng mở các xupap nạp và xả, mà 1 chu kỳ đóng mở cả xupap ứng với 1 chu trình động cơ thực hiện trong 1 vòng quay trục cam. Nên số vòng quay trục khuỷu bằng 2 lần số vòng tay trục cam.

    Trả lời câu hỏi Bài 24 trang 112 Công nghệ 11:

    1. Quan sát hình 24.2 và hãy cho biết những dấu hiệu chủ yếu để phân biệt cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

    2. Chi tiết nào của động cơ 2 kì trên hình 21.3 làm nhiệm vụ van trượt của cơ cấu phân phối khí.

    Lời giải:

    1. Ta dựa vào vị trí lắp xupap trên thân xi lanh hay nắp máy là dấu hiệu chủ yếu để phân biệt.

    2. Trong động cơ 2 kì pit tông làm nhiệm vụ van trượt của cơ cấu phân phối khí.

    Trả lời câu hỏi Bài 24 trang 113 Công nghệ 11: Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt.

    Lời giải:

    Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt: Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng tác động làm trục cam quay, cam tác động vào con đội, con đội tác động vào đũa đẩy, đũa đẩy tác động vào cò mổ, cò mổ tác động vào xupap. Sau đó nhờ lò xo xupap mà cửa nạp (thải) được đóng mở.

    Câu 1 trang 113 Công nghệ 11: Trình bày nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí.

    Lời giải:

    Nhiệm vụ của cơ cấu phân phối khí: Đóng mở các cửa nạp cửa thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy ra ngoài .

    Câu 2 trang 113 Công nghệ 11: So sánh cấu tạo của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

    Lời giải:

    – Xupap treo: Mỗi xupap được dẫn động bởi một cam, con đội, đũa đẩy và cò mổ riêng. Trục cam đặt trong thân máy, được dẫn động từ trục khuỷu thông qua cặp bánh răng phân phối. Nếu trục cam đặt trên thân máy, thường sử dụng xích cam làm chi tiết dẫn động trung gian.

    – Xupap đặt: Có cấu tạo đơn giản. Con đội trực tiếp dẫn động xupap mà không cần các chi tiết dẫn động trung gian (đũa đẩy, cò mổ).

    Câu 3 trang 113 Công nghệ 11: Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt và cơ cấu phân phối khí xupap treo.

    Lời giải:

    – Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap đặt: Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng tác động làm trục cam quay, cam tác động vào con đội, con đội tác động vào đũa đẩy, đũa đẩy tác động vào cò mổ, cò mổ tác động vào xupap. Sau đó nhờ lò xo xupap mà cửa nạp (thải) được đóng mở.

    – Nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí xupap treo: Trục khuỷu quay sau đó nhờ cặp bánh răng làm trục cam quay, trục cam quay tác động vào con đội, con đội tác dụng vào xupap. Nhờ lò xo xupap mà cửa nạp (thải) được đóng, mở.