Nguồn gốc sâu xa cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế ký 20 theo nghĩa đủ nhất là gì

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 10 - Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ 20. Tài liệu trắc nghiệm Sử 12 bài 10 này gồm 12 câu hỏi nhận biết, 12 câu thông hiểu, 12 câu vận dụng thấp, 4 câu vận dụng cao giúp học sinh nắm chắc được kiến thức bài 10. Mời các bạn cùng tham khảo.

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 10

  • Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10 phần 1: Nhận biết
  • Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10 phần 2: Thông hiểu
  • Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10 phần 3: Vận dụng
  • Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10 phần 4: Vận dụng cao
  • Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 9 - Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ ''Chiến tranh lạnh''
  • Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 8 - Nhật Bản
  • Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 7 - Tây Âu

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 10 - Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ 20 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 4 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10 phần 1: Nhận biết

1. Nhận biết: (12 câu)

Câu 1. Nguồn gốc sâu xa cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX theo nghĩa đủ nhất là gì:

A. Do sự bùng nổ dân số.

B. Do đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới.

D. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Câu 2: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của?

A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ.

C. Sự ra đời các công ty xuyên quốc gia.

D. Quá trình thống nhất thị trường thế giới.

Câu 3. Nội dung của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa?

A. Tạo cơ sở lý thuyết cho các khoa học khác và nền móng của tri thức.

B. Giúp cho nhân loại phát minh ra nhiều ngành khoa học mới.

C. Giải quyết những vấn đề kĩ thuật phục vụ cuộc sống con người.

D. Tìm ra nguồn năng lượng mới.

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng KHKT lần 1 và là đặc trưng của cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2?

A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 5. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

A. Anh. B. Mỹ. C. Pháp. D. Nhật

Câu 6: Đặc trưng cơ bản của cách mạng kỉ thuật là gì?

A. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.

B. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc).

C. Cải tiến việc quản lí sản xuất.

D. Cải tiến việc phân công lao động.

Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 là gì?

A. Tạo ra 1 khối lượng hàng hóa đồ sộ.

B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

C. Thay đổi 1 cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

Câu 8: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau CTTG2 là

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

B. Kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Sự bùng nổ các lĩnh vực khoa học - công nghệ.

D. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

Câu 9: Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng là:

A. Sự bùng nổ thông tin

B. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.

C. Mọi phát minh về kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Cuộc cách mạng xanh

Câu 10: Một trong những biểu hiện của Xu thế toàn cầu hóa là

A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết quân sự, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực

Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa:

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ.

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực

Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10 phần 2: Thông hiểu

2. Thông Hiểu (12 câu)

Câu 1: Tại sao nói khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp:

A. Vì khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

B. Vì tay nghề của công nhân ngày sàng cao.

C. Vì sản xuất được nhiều sản phầm hàng hóa.

D. Vì nhà máy là phòng nghiên cứu chính.

Câu 2: Đâu là biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa.

A. Việc duy trì sự liên minh Mĩ-Nhật

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.

C. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

D. Sự ra đời của liên minh Châu Âu EU.

Câu 3: Vì sao nói khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp:

A. Kỹ thuật đi trước mở đường cho khoa học

B. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ.

C. Các nhà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.Khoa học ngắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật,

Câu 4: Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX và cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX là gì?

A. Nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đòi hỏi của cuộc sống con người

B. Do sự bừng nổ dân số

C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới

D. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân

Câu 5: Đâu là hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?

A. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện tính chất tàn phá, hủy diệt. Nạn ô nhiễm mô trường, tai nạn, bệnh tật

B. Cách mạng khoa học kĩ thuật chế tạo vũ khí đẩy nhân loại trước một cuộc chiến tranh mới

C. Nguy cơ của cuộc chiến tranh hạt nhân

D. Nạn khủng bố, gây nên tình hình căng thẳng

Câu 6: Tại sao lại có sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn?

A. Vì cá lớn nuốt cá bé.

B. Vì lượng nhân công ngày càng cao.

C. Vì trí thức ngày càng lớn.

D. Vì muốn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước.

Câu 7: Tại sao giai đoạn thứ 2 gọi là cách mạng khoa học công nghệ

A. Vì tất cả mọi phát minh đều băt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

B. Vì dâu mỏ ngày càng khan hiếm.

C. Vì cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng KH - KT

D. Vì thế hệ máy tính thứ 3 ra đời.

Câu 8: Đâu là biểu hiện không phải của xu thế toàn cầu hóa.

A. Việc duy trì sự liên minh Mĩ-Nhật

B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.

C. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

D. Sự ra đời của liên minh Châu Âu EU.

Câu 9: Ý nghĩa nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của toàn cầu hóa:

A. Phân hóa giàu nghèo giữa các nước trên thế giới và trong xã hội.

B. Kém an toàn về kinh tế, tài chính, chính trị.

C. Tạo ta nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc...

D. Đưa lại sự tăng trưởng cao.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng KH - CN:

A. Sự ra đời của thế hệ máy tính thứ .

B. Chế tạo ra nhiều vật liệu mới, năng lượng mới.

C. Đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

D. Nguyên tử trở thành năng lượng tối ưu.

Câu 11: Nguồn năng lượng nào sau đây không phải là nguồn năng lượng mới

A. Năng lượng gió. B. Năng lượng dầu mỏ.

C. Năng lượng mặt trời. D. Năng lượng nguyên tử.

Câu 12: Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới được gọi là:

A. Quá trình công nghiệp hóa. B. Quá trình toàn cầu hóa.

C. Quá Trình hiện đại hóa. D. Quá trình tư bản hóa.

Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10 phần 3: Vận dụng

3. Vận Dụng: (12 câu)

Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa 2 giai đoạn của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật là gì

A. Từ giai đoạn 2, khoa học đã đi trước, mở đường cho kĩ thuật phát triển.

B. Trong giai đoạn 1, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ những cải tiến kĩ thuật

C. Trong giai đoạn 1, tập trung phát triển về các khoa học cơ bản.

D. Giai đoạn 2, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra theo chiều sâu, tập trung trên lĩnh vực công nghệ.

Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản của khoa học khác với kĩ thuật là gì?

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

B. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật

C. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các vĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh

D. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển

Câu 3: Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là

A. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

C. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố.

D. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

Câu 4: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay có gì khác so với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII

A. Khoa học kĩ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

C. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ.

Câu 5: Sự kiện ngày 11/9/2001 đã dẫn đến hệ quả như thế nào đối với thế giới hiện nay:

A. Các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển

B. Đặt các quốc gia, các dân tộc trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.

C. Gây ra những tác động phức tập trong quan hệ quốc tế.

D. Đó là tổn thất to lớn của nước Mỹ

Câu 6: Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào tìm ra trong các vật liệu dưới đây?

A. Be tông.

B. Poolime.

C. Sắt, thép.

D. Hợp Kim.

Câu 7. Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là?

A. Sử dựng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.

B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.

C. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.

D. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Câu 8. Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là?

A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

B. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.

C. Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.

D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.

Câu 9: Những yếu tố nào đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẩn đến cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện nay?

A. Yêu cầu của kĩ thuật và đời sống xã hội.

B. Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số.

C. Yêu cầu của sự văn minh nhân loại.

D. Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất.

Câu 10: Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?

A. Dựa vào bản thân sức lao động của mình.

B. Tìm cách để không ngừng cải tiến kỉ thuật.

C. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại.

D. Những công cụ sản xuất mới,có kĩ thuật cao.

Câu 11: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thư hai đã gây ra những hậu quả tiêu cực đến đời sông con người:

A. Tài nguyên cạn kiệt,môi trường ô nhiễm nặng.

B. Đưa con người trở về nền văn minh nông nghiệp.

C. Cơ cấu dân cư thay đổi.

D. Lao động dịch vụ và trí óc tăng lên

Câu 12: Kĩ thuật muốn tiến bộ trước hết phải dựa vào:

A. Sự phát triển của khoa học cơ bản.

B. Sự văn minh của nhân loại.

C. Sự phát triển của văn hóa.

D. Sự phát minh và cải tiến công cụ sản xuất.

Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 10 phần 4: Vận dụng cao

4. Vận Dụng Cao: (4 Câu)

Câu 1: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt Nam

A. Xu hướng toàn cầu hóa là một cơ hội lớn để Việt Nam vươn lên, hiện đại hóa đất nước.

B. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước kém phát triển trong đó có Việt Nam.

C. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.

D. Xu hướng toàn cầu hóa là không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Câu 2: Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Đảng ta khẳng định Việt Nam cần làm gì trước thời cơ và thách thức của xu thế toàn cầu hóa:

A. Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới,đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

B. Bỏ qua cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới,đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

C. Bỏ qua cơ hội, bỏ qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới,đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

D. Nắm bắt cơ hội, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

Câu 3: Sau cuộc chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh:

A. Chiến lược lấy phát triển kinh tế, quốc phòng theo xu thế toàn cầu hóa.

B. Chiến lược lấy quốc phòng làm trọng tâm.

C. Nền kinh tế và quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới.

D. Chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng tậm.

Câu 4: Đảng ta nhận định như thế nào về tác động của xu hướng toàn cầu hóa đối với Việt nam:

A. Xu hướng toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

B. Xu hướng toàn cầu hóa là cơ hội đồng thời là một thách thức lớn đối với sự phát triển của dân tộc.

C. Xu hướng toàn cầu hóa vừa là một cơ hội lớn để Việt nam vươn lên hiện đại hóa đất nước.

D. Xu hướng toàn cầu hóa không có ảnh hưởng gì đối với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Câu 5. Mặt tích cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật:

A. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.

B. Phóng thành cong vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ.

C. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt tri, năng lượng thủy triều được sử dụng.

D. Đưa tới những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao đông trong nông nghiệp giảm đi, dân số trong các ngành dịch vụ tăng lên.

Câu 6: Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là:

A. Anh

B. Nhật

C. Mĩ

D. Liên Xô

Câu 7: Hai cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật mà nhân loại đã trải qua là những cuộc cách mạng nào, diễn ra vào thời gian nào?

A. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX.

B. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX.

C. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.

D. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ nửa sau thế kỉ XX.

Bài tiếp theo: Trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Bài 10 - Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ 20, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...