Nguyên nhân dẫn đến quả trứng nở thành gà con

     Chăn nuôi gà đẻ trứng là một trong số những mô hình chăn nuôi gà ở nước ta hiện nay mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con chăn nuôi. Để với chăn nuôi thành công mời bà con tham khảo thêm bài viết về chu kỳ đẻ trứng của gà cũng như các vấn đề liên quan khác để giúp việc chăn nuôi được thành công hơn.

Nguyên nhân dẫn đến quả trứng nở thành gà con

 1. Gà nuôi bao lâu thì bắt đầu đẻ

     Đẻ trứng được xem là bản năng của gà, trong điều kiện tốt gà có thể cho năng suất trứng tốt nhất cho bà con chăn nuôi.

     Với mỗi giống gà sẽ có thời gian bắt đầu đẻ khác nhau. Gà ta (gà Ri, gà Hồ, gà Đông Tảo..) bắt đầu đẻ trứng khi được từ 24 – 26 tuần tuổi. Với giống gà ta tuy nhỏ nhưng số lượng trứng đẻ rất nhiều từ 15 – 18 quả / lần đẻ.

     Sau đó, gà sẽ tiến hành ấp trứng khoảng 18 ngày thì trứng nở thành gà con và gà mẹ sẽ dẫn gà con trong vòng 1 tháng sau đó bỏ con. Và gà sẽ chịu trống và lại tiếp tục quá trình đẻ tiếp theo.

     Hiện nay, trên thị trường có một số giống gà hướng trứng với thời gian bắt đầu đẻ sớm hơn là 20 tuần đã bắt đầu đẻ. Và năng suất đẻ của gà cũng khá tốt bà con có thể tham khảo thêm để lựa chọn phù hợp với mô hình chăn nuôi của gia đình.

 2. Chu kỳ đẻ trứng ở gà là gì?

     Chu kỳ đẻ trứng ở gà là lúc gà cho 2 – 3 quả trứng / lần đẻ sau đó gà sẽ nghĩ để hình thành quả trứng tiếp theo từ 1 – 2 ngày để tiếp tục để tiếp. Đó được gọi là chu kỳ đẻ trứng ở gà, chu kỳ đẻ trứng dài hay ngắn phụ thuộc vào thời gian tạo trứng ở gà.

Nguyên nhân dẫn đến quả trứng nở thành gà con

     Thời gian hình thành trứng ở gà từ 24 -48 tiếng tùy thuộc vào giống gà. Ở một số giống gà siêu trứng thời gian hình thành trứng là 24 giờ với chu kỳ đẻ có thể lên đến từ 4 – 6 quả. Qua đó, giúp cho hiệu suất trứng được tăng.

     Bạn có thể hiểu đơn giản, một con gà mái đến lúc đẻ trứng sẽ vào ổ và đẻ từ 2 – 3 trứng, sau đó gà sẽ nghĩ đẻ và đi tìm kiếm thức ăn để bổ sung dinh dưỡng để hình thành trứng sau đó quay lại ổ và đẻ tiếp. Một quá trình như vậy gọi là chu kỳ đẻ trứng ở gà.

Hiện tượng gà khẻ mỏ hay gà mổ mỏ mà không nở được không phải là hiện tượng trứng gà sát vỏ vì gà con không bị sát vỏ mà do rất nhiều nguyên nhân khiến gà không nở được. Trong bài viết này máy ấp MacTech sẽ cùng phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để khắc phục hiện tượng này.

Nguyên nhân dẫn đến quả trứng nở thành gà con

Hiện tượng gà khẻ mỏ không nở được

Gà khẻ mỏ không nở được là hiện tượng gà con đã mổ mỏ nhưng không nở được có thể bị chết ngay sau đó hoặc chết sau đó một vài ngày. Có thể hỗ trợ gà nở bằng cách bóc bớt vỏ trứng để gà đạp vỏ chui ra, nhưng gà con chui ra vẫn yếu tỉ lệ sống thấp. Hiện tượng này xuất hiện cả khi cho ấp tự nhiên hoặc ấp bằng máy. Nhưng nếu ấp bằng máy ấp trứng gà thì ít bị hiện tượng trên và dễ xử lý hơn.

>> Máy ấp trứng 50 trứng | Máy ấp trứng 100 trứng | Máy ấp trứng 200 trứng

>> Máy ấp trứng 600 trứng | Máy ấp trứng 1000 trứng | Máy ấp trứng 2000 trứng | Máy ấp trứng 3000 trứng

Nguyên nhân và cách khắc phục

Dưới đây là các nguyên nhân chính cùng với cách xử lý từng nguyên nhân dẫn đến gà khẻ mỏ không nở được. Bạn hãy đọc kỹ từng trường hợp và có cách giải quyết đúng nhất để đạt hiệu quả cao trong ấp trứng.

Gà khẻ mỏ không nở được do nhiệt độ cao

Hiện tượng: Gà nở sớm (thường vào ngày 18,19), sùi nước vàng, dính và nhanh khô làm gà con sẽ chết sau khi mổ mỏ. Hoặc có thể thấy gà nở nhưng không hoàn thiện, bị hở rốn, vẫn còn lòng đỏ trong bụng gà

Nguyên nhân: Nếu có hiện tượng như trên và số lượng trứng lên đến hơn 1/3 số trứng đang ấp thì nguyên nhân chính do thừa nhiệt. Thừa nhiệt có thể do nguyên nhân thời tiết quá nóng dẫn đến gà mẹ ấp không tốt, đặt sai nhiệt độ máy ấp...

Cách xử lý: Nếu gặp hiện tượng và nguyên nhân trên có thể sử dụng các biện pháp sau để khắc phục.

- Đối với ấp tự nhiên bằng gà mẹ: thì nếu nhiệt độ môi trường quá cao thì đến gần ngày nở có thể dùng bình xịt phun xương phun lên thành ổ, mặt ổ để giảm nhiệt độ ấp. Hoặc tới ngày 16 và 18 buổi trưa nhúng trứng trong nước khoảng 1-2 phút lấy ra để khô nơi thoáng mát khoảng 15 phút rồi cho vào ấp tiếp. Nên sử dụng máy ấp trứng vì việc kiểm soát nhiệt độ ấp sẽ tốt hơn

- Đối với ấp bằng máy: thời tiết buổi trưa có thể lên đến 39-400C  thì không nên hạ nhiệt độ ấp của máy ngay mà ta đưa máy vào nơi mát như gầm cầu thang, tầng 1... Nếu nhiệt độ vẫn cao có thể mở hé cửa máy 1-2cm cho giảm nhiệt, và theo dõi, tối đến nhớ đóng cửa máy lại vì nhiệt độ lúc đó đã giảm. Hoặc một cách khác có thể bỏ thêm 1 cục đá lạnh to vào khay nước tạo ẩm để giảm nhiệt độ trong máy.

Ở mùa thu, đông, xuân nếu gặp trường hợp gà khẻ mỏ nhưng không nở được do nhiệt độ cao ta chỉ cần giảm nhiệt độ ấp đi 0,1 độ. Gà nở róc vào ngày 20, 21 lông bông, khỏe mạnh, chân mập, mắt sáng là đạt yêu cầu.

Nguyên nhân dẫn đến quả trứng nở thành gà con

Gà khẻ mỏ không nở được do nhiệt độ thấp

Hiện tượng: Gà nở muộn (nở cuối ngày 21, 22), gà nở lác đác, không đều, vị trí mổ mỏ khô, không có nước. Gà con có thể chết trong trứng hoặc nở ra thường yếu, bị khoèo chân.

Nguyên nhân và cách khắc phục: Nguyên nhân của hiện tượng này là do thiếu nhiệt trong quá trình ấp trứng. Nếu ấp trứng tự nhiên bằng gà mẹ thì vào mùa đông rất dễ hỏng vì nhiệt độ quá thấp do đó không cho gà mẹ ấp thời kỳ này mà nên dùng máy ấp trứng. Nếu dùng máy ấp trứng mà gặp hiện tượng trên thì chỉ cần tăng nhiệt độ ấp lên 0.1 độ C nữa, nếu thấy gà nở róc vào ngày 20 là được.

Xem thêm bài viết: Nhiệt độ ấp trứng gà

Gà khẻ mỏ không nở được do chất lượng trứng kém

Hiện tượng: Gà lộn không đúng vị trí (đầu nằm ở khoang khí mới đúng), phôi phát triển yếu, đầu, cánh, chân không ôm đúng vị trí dẫn đến gà đã mổ mỏ mà không nở được

Nguyên nhân và cách khắc phục: Trứng chất lượng kém do nhiều nguyên nhân như do thức ăn gà bố mẹ không đủ chất, gà mái non, gà trống đang thay lông, gà bố mẹ bị bệnh.... trứng không được lựa chọn trước khi đưa vào ấp. Về vấn đề này chúng tôi đã nêu rất rõ cách chọn trứng trong bài viết: Cách ấp trứng gà bằng máy

Ngoài ra nếu gặp hiện tượng gà khẻ mỏ nhưng không nở được các bạn nên bóc trứng, hỗ trợ gà nở để cứu mẻ trứng đang ấp và có những điều chỉnh cho mẻ ấp sau cho phù hợp. Cách bóc trứng như sau: khi trứng nứt là có hiện tượng nở, ta tìm lỗ mà con gà con đục, con nào đục được và tự ra thì thôi, con nào mà yếu không tự đục vỏ để ra được ta dùng nhíp đục vào đầu quả trứng 1 lỗ rồi bóc dần quả trứng ra, nên bóc nhỏ thôi, nếu con gà con vẫn không tự ra được lúc đó ta sẽ bóc hết rồi mang sưởi ấm cho khô lông rồi mang úm riêng, có chế độ ăn uống tốt hơn để gà phát triển bình thường. Khi gà khỏe mạnh mới mang thả chung với gà khác.

Trên đây đây là một số nguyên nhân chính và cách khắc phục hiện tượng gà khẻ mỏ không nở được. Ngoài ra trong thực tế sẽ gặp một số trường hợp khác nhưng không phổ biến. Nếu bạn có kinh nghiệm trong vấn đề này hãy chia sẻ cho mọi người bằng cách Gửi bình luận bên dưới.

Nếu trong quy mô hộ gia đình muốn sử dụng máy ấp trứng bạn có thể tham khảo thêm các dòng máy ấp trứng mini

Một số bài viết bạn nên xem thêm:

Cách soi trứng và thời điểm soi trứng

Cách bảo quản trứng gà để ấp

Trứng chết phôi là gì? Trứng chết phôi là trứng có sống, sống đã phát triển thành phôi nhưng phôi bị chết sau đó. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó? Cách khắc phục hiện tượng đó như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục trứng chết phôi.

Hiện tượng trứng gà chết phôi trong quá trình ấp xảy ra cả khi ấp trứng bằng máy ấp trứng và cả cho gà mẹ ấp trứng tự nhiên. Nguyên nhân trứng chết phôi thì có rất nhiều nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây.

Nguyên nhân dẫn đến quả trứng nở thành gà con

Trứng chết phôi giai đoạn từ ngày 1 đến ngày 14

Nguyên nhân làm trứng chết phôi

  • Do khẩu phần ăn của gà bố mẹ thiếu chất: Gà bố mẹ ăn thiếu chất làm cho chất lượng trứng thấp nên trứng chết phôi. Nếu gà bố mẹ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin E và khoáng (vitamin B12).
  • Thời gian bảo quản trứng lâu: Nếu thời gian bảo quản trước khi ấp lớn hơn 10 ngày thì sẽ làm cho phôi có sức sống yếu, dễ bị chết phôi và có khi hỏng trước khi hình thành phôi.
  • Nhiệt độ ấp trứng: Thời gian đầu (từ ngày đầu đến ngày thứ 14) trứng cần nhiệt độ cao (khoảng từ 37.5 đến 38.0 độ C, ổn định để phát triển phôi). Nếu không đủ nhiệt độ hoặc nhiệt độ thất thường sẽ làm phôi dễ chết hoặc phát triển chậm lại

Xem thêm bài viết: Nhiệt độ ấp trứng gà

  • Đảo trứng không tốt: Nếu đảo trứng tối thiểu không đủ 3 lần/ngày hoặc góc đảo không chuẩn sẽ làm phôi bị sát vỏ, hệ thống mạch máu phát triển kém dẫn đến phôi không nhận đủ dinh dưỡng yếu dần và chết.
  • Trứng bị nhiễm khuẩn: Trứng không được lựa chọn cẩn thận trước khi đưa vào ấp, những quả bị dập, rạn nứt... dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm chết phôi. Hoặc máy ấp trứng không được vệ sinh, sát trùng trước khi ấp cũng là 1 trong nhiều nguyên nhân trứng chết phôi.
  • Do gà bố mẹ: Gà bố mẹ bị tật, đang mắc bệnh hoặc thay lông, độ tuổi cũng ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Cách khắc trứng chết phôi giai đoạn từ 1 ngày đến 14 ngày

Chăm sóc tốt gà bố mẹ: Cung cấp khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt Vitamin E, B12. Hạn chế sử dụng trứng để ấp thời khì gà trống hoặc gà mái đang thay lông, gà mái so, gà trống non. Lựa chọn gà bố mẹ có chất lượng tốt làm giống.

Bảo quản và lựa chọn trứng đạt tiêu chuẩn mới cho vào ấp, soi trứng định kì để loại bỏ những trứng không có trống. Các bước bảo quản, lựa chọn và soi trứng được trình bày rất rõ ở bài viết sau:

Trứng gà chết phôi ở giai đoạn từ 15 ngày đến nở

Trong khoảng thời gian từ 15 ngày đến nở nếu trứng bị chết phôi thì có thể do nguyên nhân nhiệt độ ấp trứng cao hơn bình thường. Ở khoảng thời gian này quá trình trao đổi chất trong trứng diễn ra mạnh mẽ làm nhiệt độ trứng tăng. Do đó quá trình này cần nhiệt độ ấp trứng thấp hơn nhiệt độ ở giai đoạn đầu. Nếu nhiệt độ tăng cao sẽ làm chết phôi hoặc trứng sát vỏ, gà con bị dị tật, gà nở ra yếu.

Ở giai đoạn này cho gà mẹ ấp tự nhiên ở thời tiết nắng nóng rất dễ bị chết phôi vì không kiểm soát được nhiệt độ. Nếu ấp trứng bằng máy thì cần theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

Cách khắc phục: Nếu cho gà mẹ ấp trứng chỉ ấp vào mùa ấm áp, mát mẻ như mùa xuân, mùa thu... Nên sử dụng máy ấp trứng để kiểm soát nhiệt độ tốt hơn. Nếu sử dụng máy ấp trứng thường xuyên theo dõi nhiệt độ ấp để đảm bảo nhiệt độ ấp trứng phù hợp với từng giai đoạn. Bạn có thể xem thêm bài viết: Cách ấp trứng gà vào mùa nắng

Lưu ý: Nếu ấp đơn kỳ thì giai đoạn đầu cần nhiệt độ cao giai đoạn tiếp theo cần nhiệt độ thấp hơn. Nếu ấp đa kỳ mẻ đầu tiên ở giai đoạn đầu cần nhiệt độ cao hơn gần đến ngày trứng nở cần giảm nhiệt độ và áp dụng nhiệt độ đó cho các mẻ ấp sau.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục trứng bị chết phôi trong quá trình ấp. Chia sẻ với Mactech và mọi người về kinh nghiệm của bạn hoặc có câu hỏi nào hãy gửi bình luận cho chúng tôi ở dưới nhé.

Xem thêm

Cách bảo quản trứng

Cách ấp trứng gà bằng máy

Cách soi trứng