Sắp xếp cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào từ lớn đến bé

Trả lời câu hỏi Tổ chức cơ thể đa bào trang 78 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều. Bài 13 Từ tế bào đến cơ thể

II. TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO

Câu 1. Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao

Sắp xếp cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào từ lớn đến bé

Câu 2. Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó.

Sắp xếp cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào từ lớn đến bé

Quảng cáo

Sắp xếp cấp độ tổ chức của cơ thể đa bào từ lớn đến bé

1. Các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao: Tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

2. Thứ tự các cấp độ tổ chức:

c. Tế bào biểu mô ruột (cấp độ tế bào) -> d. Biểu mô ruột (cấp độ mô) -> b. Ruột non (cơ quan) -> a. Hệ tiêu hóa (hệ cơ quan)



    Chuyên mục:

Quảng cáo

Đáp án: C

Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là tế bào và cấp lớn nhất là cơ thể. Cụ thể là: tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan à cơ thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

A. Rễ, thân, lá 

B. Cành, lá, hoa, quả 

C. Hoa, quả, hạt 

D. Rễ, cành, lá, hoa

Xem đáp án » 01/12/2021 7,129

trình bày các cấp độ tổ chức cơ thể đa bào theo thứ tự từ thấp đến cao.lấy ví dụ minh hoạ....

Các câu hỏi tương tự

Câu 1: liệt kê các cấp tổ chức trong cơ thể sinh vật đa bào và chức năng của mối tổ chức đó

Câu 2: Sắp xếp các ví dụ sau vào các cấp tổ chức của cơ thể cho phù hợp: mô biểu bì, tim, dạ dày, mô cơ tim, tế bào thần kinh, thận, hệ hô hấp, tế bào biểu bì, tai, mũi, hoa, hệ tuần hoàn, tế bào lông hút.

Câu 3: phân tích vai trò của việc cung cấp nước đầy đủ hàng ngày đối với cây trồng. Các cơ quan nào liên quan đến quá trình đó? Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao thì em cần chăm sóc cây như thế nào?

Câu 2 : Trình bày sự lớn lên  và phân chia của tế bào ? Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào ?

Câu 3

Cơ thể là gì? Nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể? Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào?

 Câu 4:Trình bày các cấp độ tổ chức của cơ thể  từ tế bào đến mô, từ mô đến cơ quan, từ cơ quan đến hệ cơ quan và cơ thể?\

Câu 5 Trình bày hệ thống phân loại sinh vật? Gới và hệ thống phân loại năm giới? Khóa lưỡng phân là gì? Xây dựng khóa lưỡng phân?

Câu 6

 Sự đa dạng của vi khuẩn?Trình bày cấu tạo của vi khuẩn? So sánh tế bào động vật và tế bào vi khuẩn?Vai trò của vi khuẩn? Kể tên các bệnh do vi khuẩn gây lên?

Câu 7: Trình bày sự đa dạng của vi rus? Nêu cấu tạo và vai trò của vius? Kể tên các bệnh do virus gây ra?

Câu 8: So sánh vi rút và vi khuẩn?Cho các sinh vật sau  ( Vi khuẩn, nấm men, trùng biến hình, trùng dày, tảo lục, con thỏ, cây thông, cây mai, em bé) sắp xếp các sinh vật sau thành hai nhóm cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào?

Hướng dẫn câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 6Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào (có đáp án) hay nhất, bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo.

[Chân trời sáng tạo] Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Câu 20.1.Tổ chức cơ thể đa bào được sắp xếp thành năm cấp độ theo sơ đồ dưới đây:

a) Gọi tên các cấp độ tổ chức của cơ thế đa bào từ (9) đến (5) với các gợi ý sau: cơ thể, mô, cơ quan, tế bào, hệ cơ quan.

b) Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là

A. hệ cơ quan.

B. cơ quan.

C. mô.

D. tế bào,

c) Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

A. tế bào.

B. mô

C. cơ quan.

D. hệ cơ quan.

d) Vẽ sơ đó thể hiện mối quan hệ của năm cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào từ nhỏ đến lớn.

Trả lời:

a) (1) tế bào, (2) mô, (3) cơ quan, (4) hệ cơ quan, (5) cơ thể.

b) Đáp án D.

c) Đáp án C.

d) Tế bào -> Mô -› Cơ quan -› Hệ cơ quan -› Cơ thể.

Câu 20.2.Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm

A. hệ rễ và hệ thân, B. hệ thân và hệ lá.

C. hệ chồi và hệ rễ

D. hệ cơ và hệ thân.

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Câu 20.3.Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột bên trái với các ví dụ tương ứng ở cột bên phải.

Trả lời:

1-B 2-A 3-C 4-E 5-D.

Câu 20.4.Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột A với các định nghĩa tương ứng ở cột B.

Trả lời:

1 - E 2- C 3-B 4-A 5-D.

Câu 20.5.Quan sát một số cơ quan trong hình sau:

a) Gọi tên các cơ quan tương ứng với mỗi hình

b) Cơ quan (1) thuộc hệ cơ quan nào sau đây?

A, Hệ tuần hoàn.

B. Hệ thần kinh.

C. Hệ hô hấp.

D. Hệ tiêu hoá.

c) Hệ tiêu hoá gồm các cơ quan nào?

A. (2), 3).

B. (3), (4).

C.(3),(5).

D.(3), (6).

Trả lời:

a) (1) - Bộ não,

(2) - Tim,

(3) - Dạ dày,

(4) - Phổi,

(5) - Thận,

(6) - Ruột.

b) Đáp án B.

c) Đáp án D.

Câu 20.6.Căn cứ vào cột Chức năng, hãy điền tên các cơ quan ở Bài tập 20.5 vào cột Tên cơ quan, và tên các hệ cơ quan tương ứng vào cột Hệ cơ quan trong bảng dưới đây.

Trả lời:

Câu 20.7.Cho hình ảnh cây lạc.

a) Kể tên các cơ quan của cây lạc.

b) Xác định các hệ cơ quan của cây lạc.

c) Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời:

a) (1) Rễ, (2) Thân, (3) Lá, (4) Hoa, (5) Củ, (6) Hạt.

b) Hệ rễ: rễ;

Hệ chồi: lá, thân, hoa.

c) Gọi “củ lạc" là chưa chính xác, gọi “quả lạc” là đúng.

=> Thực chất “quả lạc” do hoa biến đổi thành nhưng vì nó nằm dưới mặt đất nên dễ nhầm là củ, vì thế “củ lạc” (theo cách gọi dân gian) chính là “quả lạc”.

Câu 20.8.Căn cứ vào cột Chức năng, hãy điển tên các cơ quan của thực vật ở Bài tập 20.7 vào cột tên cơ quan, và tên các hệ cơ quan tương ứng vào cột Hệ cơ quan trong bảng dưới đây,

Trả lời:

Câu 20.9.Hoàn thành đoạn thông tin sau:

Trong cơ thể đa bào, (1)... thường được sắp xếp vào trong các mô, các cơ quản và các hệ cơ quan. (2)... là tập hợp các tế bào giống nhau cùng phối hợp thực hiện một chức năng nhất định, Chẳng hạn, hệ thần kinh của bạn được tạo thành từ (3)... (gồm các tế bào thần kinh), mô bị, mô liên kết. Nó chỉ đạo các hoạt động và quy trình của cơ thể sống,

Trả lời:

(1) tế bào, (2) Mô , (3) mô thần kinh.

Câu 20.10.Quan sát sơ đồ dưới đây và hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Viết tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào vào cột (A).

b) Nối tên các cấp độ tổ chức trong cơ thể ở cột (A) tương ứng với các hình ở cột (B).

c) Gọi tên các cơ quan ở vị trí số (4) và cho biết đây là hệ cơ quan nào trong cơ thể người.

d) Dự đoán điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những cơ quan thuộc hệ cơ quan số (4) bị tổn thương.

Trả lời:

a) Tế bào - Mô - Cơ quan - Hệ cơ quan - Cơ thể.

b) Tế bào - (1),

Mô - (2),

Cơ quan - (3),

Hệ cơ quan - (4),

Cơ thế - (5).

c) Các cơ quan trong hệ cơ quan số (4): dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn, túi mật, tuyến tụy, gan => hệ tiêu hóa.

d) Nếu một trong số các cơ quan của hệ tiêu hoá bị tốn thương sẽ dẫn đến sự gián đoạn trong quá trình tiêu hoá thức ăn, gây ra các rối loạn như tiêu chảy, sự hấp thụ kém các chất dinh dưỡng gây suy đinh dưỡng.

Câu 20.11.Ung thư và sự sinh sản của tế bào: Ung thư là kết quả của sự mất kiểm soát trong quá trình sinh sản của tế bào, dẫn đến sự tạo thành khối u dẫn đến, tế bào ung thư sẽ xâm lấn và phá hủy các mô khác trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, một số khối u lành tính không xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể và có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật. Sự sinh sản của các tế bào ung thư được thể hiện như sơ đồ sau:

a) Sự xuất hiện các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào?

bị Tại sao ung thư là vấn đề đối với các cấp độ tổ chức trong cơ thể sinh vật?

Trả lời:

a) Sự xuất hiện các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ tế bào.

b) Vì tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thế sống, sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự hình thành và đối mới trong các nhóm mô, cơ quan, hệ cơ quan thống nhất trong cơ thế. Khi có mầm tế bào ung thư xuất hiện sẽ hình thành khối u. Nếu khối u lành tính, nó sẽ không xâm lấn sang các bộ phận khác nhưng nếu khối u ác tính dần dần sẽ phát triển sang các mô lân cận và xâm lấn đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Kết quả: Khối u là tiền để tạo nên ung thư ở các cấp độ khác nhau của cơ thể đa bào. Các loại ung thư phổ biến như: ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Ví dụ: Một khối u ở phổi có thể làm gián đoạn chức năng của lá phổi và ảnh hưởng đến sự trao đổi khí trong hệ hô hấp, nó là một biến đổi nguy hiểm có liên quan trực tiếp đến tế bào.

Câu 20.12.Hãy viết câu trả lời tương ứng với các yêu cầu sau:

a) Có ý kiến cho rằng: “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào? Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.

b) Em hãy tìm hiểu về hệ thống bài tiết trong cơ thể người và lấy ví dụ về tế bào, mô, các cơ quan tương ứng tạo nên hệ cơ quan này.

c) Hãy nêu 5 đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống.

Trả lời:

a) Ý kiến “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào” là sai.

=> Các sinh vật có thể là đơn bào, khi đó tế bào biệt hoá đa năng, thực hiện đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống

VD: trùng biến hình, Trùng giày, ... Các sinh vật cũng có thể là đa bào, được tạo nên từ các cấp độ tổ chức từ tế bào đến cơ thể, ví dụ: con cá, cây thông, ...

b) VD tế bào, mô, cơ quan trong hệ bài tiết:

- Tế bào: tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào máu, ...

- Mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết, ...

- Cơ quan: thận, bàng quang, ống dẫn niệu, ống đái.

c) 5 đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống:

- Lấy các chất cần thiết,

- Lớn lên;

- Sinh sản;

- Vận động/ cảm ứng;

- Loại bỏ các chất thải.