Tại sao argentina lạm phát

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Ngày 15/9, Ngân hàng Trung ương Argentina đã tăng lãi suất chuẩn lên 75% trong nỗ lực hỗ trợ đơn vị tiền tệ của mình và kiềm chế lạm phát gần 100%.

Theo một thông báo được gửi qua email, Ngân hàng Trung ương Agrentina đã tăng lãi suất chuẩn thêm 5,5 điểm phần trăm lên 75%. Động thái này diễn ra một ngày sau khi dữ liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của quốc gia này tăng gần 79%/năm trong tháng 8, tốc độ nhanh nhất trong 30 năm. Đây là lần tăng lãi suất thứ 9 của Ngân hàng Trung ương nước này cũng đã nâng tỷ giá peso chính thức, hiện ở mức 143 peso/USD. Tỷ giá hoán đổi blue-chip, tỷ giá hối đoái dựa trên sự khác biệt về giá giữa chứng khoán Argentina và chứng chỉ tiền gửi ở Mỹ, là 297 peso/USD.

Lạm phát ở Argentina trong tháng 7 vừa rồi là 71%, và nước này phản ứng bằng cách nâng lãi suất lên 69,5%...

Tại sao argentina lạm phát
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Argentina - Ảnh: Reuters.

Ngân hàng Trung ương Argentina hôm thứ Năm tuần trước nâng lãi suất cơ bản với bước nhảy 9,5 điểm phần trăm, trong nỗ lực kiềm chế vòng xoáy tăng giá đã đưa lạm phát ở nước này lên 71% - cao nhất trong 20 năm.

Theo tin từ CNN Business, động thái trên đưa lãi suất cơ bản của Argentina lên 69,5% từ mức 60% trước đó. Đợt tăng lãi suất trước, với bước nhảy 8 điểm phần trăm, diễn ra chỉ cách đợt tăng lãi suất này 2 tuần.

Như vậy, chỉ trong nửa tháng, Argentina đã tăng lãi suất 17,5 điểm phần trăm. Cùng với việc tăng lãi suất, Chính phủ Argentina tiến hành cải tổ nội các để có một vị “siêu bộ trưởng” mới phụ trách vấn đề kinh tế.

Dữ liệu mới về lạm phát công bố vào hôm thứ Năm tuần trước cho thấy sức ép lớn mà sự leo thang của giá cả đang đặt ra đối với chính sách kinh tế của Argentina. Trong tháng 7, giá tiêu dùng ở nước này tăng 7,4% so với tháng 6, một mức tăng vượt dự báo và đưa lạm phát cả năm lên 71%, mức cao nhất trong 20 năm. Chỉ trong tháng 7, Argentina sa thải hai bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trước khi báo cáo lạm phát mới nhất của Argentina được công bố, giới quan sát đã hy vọng rằng những dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát dịu đi ở Mỹ và Brazil có thể là tín hiệu báo trước cho sự giảm nhiệt của lạm phát ở Argentina.

Tại Mexico, Ngân hàng Trung ương nước này vào hôm thứ Năm nâng lãi suất cơ bản 0,75 điểm phần trăm lên mức 8,5% - mức cao nhất kể từ chế độ lãi suất hiện tại của Mexico bắt đầu được áp dụng vào năm 2008. Lạm phát ở Mexico trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái là 8,15%, mức cao nhất kể từ tháng 12/2000.

Trong một tuyên bố, Ngân hàng Trung ương Argentina nói rằng quyết định tăng lãi suất mới nhất “sẽ giúp giảm kỳ vọng lạm phát trong thời gian còn lại của năm và củng cố ổn định tài chính và tỷ giá”. Ngân hàng Trung ương Argentina cũng nói quyết định này đặt mục tiêu đưa lãi suất thực gần hơn tới ngưỡng dương.

Lãi suất thực dương là một trong những nội dung đã thoả thuận giữa Argentina và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để nước này nhận được gói hỗ trợ 45 tỷ USD từ IMF.

Lạm phát ở Argentina được dự báo sẽ lên tới 90% vào cuối năm nay. Giảm lạm phát cũng như giảm nợ và giảm thói quen chi tiêu quá đà đã trở thành kinh niên của Argentina là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Argentina Sergio Massa.

Hôm thứ Năm, ông Massa công bố một kế hoạch trao các ưu đãi về thuế và thủ tục hải quan cho các công ty dầu lửa, đồng thời cắt giảm một số thủ tục cồng kềnh để thúc đẩy đầu tư vào mỏ dầu đá phiến Vaca Muerta, xem đây như một biện pháp quan trọng để hạ nhiệt giá xăng dầu và kéo lạm phát xuống.

TPO - "Trong suốt một tháng diễn ra World Cup, các cuộc biểu tình đã biến mất. Mọi người vẫn ra đường nhiều, nhưng là để ăn mừng chiến thắng. Tại Argentina những ngày này, người dân đang say sưa với World Cup để quên đi khủng hoảng kinh tế và cuộc sống bất ổn", đây là nhận xét của Wall Street Journal về không khí World Cup 2022 tại Argentina, quốc gia đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Tại sao argentina lạm phát

"Ở xứ sở của Maradona và Messi, bóng đá là tất cả. Giống như New York vào dịp Giáng sinh, những ngày này Buenos Aires khoác lên mình màu áo World Cup. Mỗi trận đấu diễn ra, người hâm mộ coi đó như một trận chung kết, như thể thế giới của họ giờ chỉ bé như trái bóng vậy", Wall Street Journal bắt đầu câu chuyện.

Ở khía cạnh bóng đá, đúng là Argentina rất hùng mạnh. Khi đội tuyển của họ thi đấu, không có sự rạn nứt, không có bất cứ chia rẽ nào. Tất cả đều đứng sau 11 cầu thủ trên sân. Hàng triệu người dân say sưa dõi theo bước chân của Messi và đồng đội, bất chấp thực tế khắc nghiệt là khủng hoảng kinh tế đang vây lấy họ. Lạm phát đang ở hai con số và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục.

Bộ trưởng Bộ Lao động Argentina, Kelly Olmos, cũng thừa nhận: "Sau mỗi trận đấu, chúng tôi sẽ tiếp tục đối mặt với lạm phát, nhưng Argentina phải thắng cái đã. Rồi sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc".

Tại sao argentina lạm phát

Trước World Cup, biểu tình từng diễn ra khắp nơi tại Argentina

Như vị quan chức này, tất cả người dân xứ Tango đều mong mang chiếc Cúp vàng về nhà trong kỳ World Cup cuối cùng của Lionel Messi. Việc lọt vào trận chung kết và giành chiến thắng sẽ là một cú hích lớn trong thời điểm kinh tế căng thẳng hiện tại.

Nó sẽ là một liều thuốc giảm đau cho cả một nền kinh tế, khi lạm phát ở Argentina đang ở mức kỷ lục trong 30 năm qua. Theo dự đoán, năm 2022 sẽ khép lại với lạm phát đạt gần 100%.

Những nhà quản lý vĩ mô của Argentina đều cảm nhận rõ khó khăn của đất nước. Ông Martin Guzman, Bộ trưởng Bộ kinh tế vừa từ chức hồi tháng 7 vừa qua, từng thừa nhận: "Suốt từ 2018 đến nay, chưa bao giờ chúng tôi rơi vào khó khăn như hiện tại".

Đối mặt với khủng hoảng, chính phủ đã tìm cách thực hiện một loạt thỏa thuận với Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Theo đó, IMF sẽ giải ngân đợt đầu (3,9 tỷ USD) trong gói viện trợ khổng lồ trị giá tổng cộng 50 tỷ USD cho Argentina.

Tại sao argentina lạm phát

Hầu như tất cả người dân Argentina đều say sưa với bóng đá

Nhưng khoản tiền đó chưa thấm vào đâu, ít nhất là chưa giúp người dân cảm thấy lạc quan vào nền kinh tế. Với họ lúc này, chỉ có bóng đá là đem lại những điều tích cực.

Đó là lý do họ chỉ muốn đắm mình vào bóng đá. Ngày này qua ngày khác, người dân khoác lên mình chiếc áo xanh trắng của ĐT Argentina. Những miếng dán World Cup đã bán hết veo trong các ki-ốt từ tháng 9, những sạp báo luôn khan hàng. Bình thường, một tờ báo thể thao có giá 150 peso Argentina (khoảng 20 ngàn đồng), giờ chúng đang được bán với giá 600 peso... Nhưng mọi người vẫn tiếp tục mua chúng.

"Đội tuyển quốc gia khiến chúng tôi gạt mọi khó khăn sang một bên", nhà báo thể thao Andrés Causa giải thích. "Messi thu hẹp khoảng cách giữa phe ủng hộ và phe phản đối, đồng thời đoàn kết tất cả chúng tôi lại".

Trong những ngày này, biểu tình đòi kêu gọi cải cách kinh tế cũng chấm dứt. Tất cả nhường chỗ cho niềm đam mê với trái bóng tròn. Có thể nói rằng, bóng đá đang là cứu cánh của rất nhiều người lao động Argentina, những người đang đối diện với viễn cảnh u ám vì không có việc làm, không có tiền và thậm chí không có cả tương lai.