Tại sao gọi là thuốc bắc

Thuốc Nam và thuốc Bắc hãy vẫn được gọi bằng cái tên quen thuộc là thuốc Đông Y có thành phần chủ yếu từ thảo mộc với tác dụng điều trị một số bệnh lý, điều hòa hệ tuần hoàn và tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, chữa bệnh thương hàn,…

Mặc dù từ hàng trăm năm qua đã có rất nhiều người sử dụng 2 loại bài thuốc để chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa thực thụ của cái tên cũng như sự khác nhau của 2 bài thuốc này. Vậy sự giống và khác nhau giữa thuốc Nam và thuốc Bắc là gì? Cách phân biệt thuốc Nam và thuốc Bắc ? Loại thuốc Đông Y nào có hiệu quả hơn? CùngSieumuanhanh.com tìm hiểu một số định nghĩa cũng như tính chất của 2 loại thuốc Nam và thuốc Bắc qua bài viết dưới đây:

Định nghĩa Thuốc Bắc là gì ?

- Theo cách gọi dân gian Thuốc bắc là những loại thảo mộc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y của Trung Quốc được ghi chép trong các văn bản y học lịch sử Trung Hoa. Được gọi là thuốc Bắc – là những loại thuốc được trồng và chế biến ở Trung Quốc để phân biệt với các loại thuốc trồng ở nước ta [Thuốc Nam] theo khái niệm của y học cổ truyền.

Định nghĩa thuốc Nam là gì ?

- Bạn có thể hiểu đơn giản là, thuốc Nam là những loại thảo dược được trồng, sơ chế tại nước ta hay còn gọi là thuốc ta. Một số lương y nổi tiếng của nước ta còn được gọi là bậc tổ của nghề y tại Việt Nam là Hải Thượng Lãng Ông với câu nói nổi tiếng ghi sâu trong lịch sử “ Nam dược tri Nam dân “ – “Thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam”

 

Cách bào chế của Thuốc Nam và thuốc Bắc ?

- Cách bào chế của 2 loại thuốc này rất giống nhau thường được phơi khô hoặc sấy khô. Tuy nhiên đặc tính của thuốc Bắc thường là những loại thảo mộc quý khá đắt tiền chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc. Còn thuốc Nam chủ yếu là những loại thảo mộc bản địa rất quen thuộc nên có mức giá thành rẻ hơn, rất phù hợp với thể chất và có hiệu quả chữa bệnh hơn đối vớ icủa con người ở nước ta.

Làm cách nào để phân biệt giữa thuốc Bắc và thuốc Nam ?

- Hầu hết 2 loại thuốc này đều có thành phần chủ yếu từ thảo mộc được bào chế sấy khô có tác dụng chữa bệnh. Vì thế rất khó để có thể phân biệt được đâu là loại thuốc nào trừ khi là những danh y có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Chính vì vậy bạn cần chọn những cơ sở uy tín để bốc thuốc và khám chữa bệnh.

Thuốc Bắc đắt hơn Thuốc Nam, vậy thuốc Bắc có hiệu quả hơn không ?

- Đây là một câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi có nhu cầu dùng Đông Y để chữa bệnh. Thực tế cho thấy khi bạn cần chữa bệnh không nhất thiết phải tìm đến thuốc Bắc đắt tiền. Bởi lẽ, không phải tất cả các bài thuốc Bắc đều có tác dụng chữa bệnh đối với dân tộc ta. Mỗi loại thuốc, mỗi loại thảo mộc được trồng ở địa phương nào thì có tác dụng chữa bệnh tốt hơn đối với người địa phương đó [kể cả động vật]. Ngoài ra, nhiều khi các danh y chưa có kinh nghiệm chữa bệnh hoặc muốn trục lợi thường biến thuốc Nam thành thuốc Bắc – có giá trị đắt đỏ gấp mấy lần thuốc Nam để bạn chữa trị, hoặc sắc những bài thuốc không có hiệu quả đều làm bạn vừa mất tiền lại không thu được kết quả gì

Cách sắc thuốc Đông ý hiệu quả :

- Bạn có thể sắc thuốc Đông Y bằng cách cho đủ liều lượng vào ấm sắc thuốc cùng một ít nước đun trên bếp lửa. Điều đặc biệt là phải canh lửa vừa phải vì một số vị thuốc nếu đun quá lửa sẽ làm mất tác dụng. Bạn cũng có thể lựa chọn cách sắc thuốc đơn giản mà lại tất tiện dụng bằng ấm sắc thuốc điện tự động – một dòng sản phẩm mới trên thị trường với chất liệu bằng gốm sứ Bát Tràng cao cấp. Quá trình sắc thuốc hoàn toàn tự động, không mất nhiều thời gian, không sợ canh quá lửa mà vẫn có thể thu về một chén thuốc cô đặc, nóng hổi có thể dùng ngay. Một số thương hiệu ấm sắc thuốc tự động bằng điện bán chạy nhất hiện nay : Ấm sắc thuốc Trường Thọ, ấm sắc thuốc Như Ý, siêu sắc thuốc Magic One,….

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi tại Siêu mua nhanh hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline : 0904 66 22 19 để được tư vấn và chọn mua những sản phẩm ấm sắc thuốc gốm sứ cao cấp để chăm sóc cho sức khỏe của cả gia đình.

Hiểu đúng về thuốc đông y

Theo điều tra của Viện Dược liệu quốc gia, Việt Nam có khoảng 3.900 loại cây làm thuốc nhưng chỉ mới khai thác sử dụng khoảng 280 cây

  • Cây dược liệu ồ ạt "chạy" sang Trung Quốc

Lâu nay, các phương tiện thông tin đại chúng thường nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu bẩn, dược liệu không đủ chất lượng… Vậy sự thật như thế nào?

Hơn thua chỗ bào chế, sao tẩm

Trong đông y, nguyên liệu thường dùng làm thuốc là thảo mộc, khoáng vật, động vật, trong đó thảo mộc được dùng nhiều hơn cả, bao gồm lá, hoa, quả, hạt, thân cây, rễ cây. Nguyên liệu thu hái về phơi hoặc sấy khô gọi là dược liệu. Khi các thầy thuốc mua dược liệu về bào chế thành phẩm gọi là thuốc đông y.

Các cụ xưa cho rằng thầy thuốc đông y dùng thuốc hơn nhau ở chỗ bào chế, sao tẩm. Bào chế thuốc đông y nhằm mục đích giảm bớt tính độc [nếu có], tính hàn, tính nhiệt của dược liệu, làm tăng tác dụng của thuốc. Mục đích cuối cùng là đưa thuốc vào đúng vị trí của bệnh mà nay ta thường gọi là đưa thuốc vào địa chỉ. Ví dụ bạch truật sao với hoàng thổ là để đưa thuốc vào tỳ vị để bổ tỳ kiện vị. Nay không có hoàng thổ thì sao với dầu cám, có tác dụng bổ tỳ vị, làm giảm bớt tính ráo của bạch truật. Bạch thược dùng sống để bổ âm, sao với giấm để thuốc vào gan, chữa bệnh ở gan. Viễn chí là vị thuốc an thần nhưng phải bỏ lõi, nếu để cả lõi thì gây ra chứng hồi hộp tim sao với rượu để đưa thuốc vào tâm [tim]... Hiện nay, một số bệnh viện y học cổ truyền ở địa phương và một số thầy thuốc đông y thường không sao tẩm, dùng thuốc sống để chữa bệnh, không những kết quả kém mà có khi phản tác dụng.

Trong đông y, nguyên liệu thường dùng làm thuốc là thảo mộc, khoáng vật, động vậtẢnh: Hoàng Triều

Riêng dược liệu từ Trung Quốc đưa sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch, phần nhiều là dược liệu loại 3 và 4 [không có dược liệu loại 1 và 2] cùng với thứ dược liệu mà họ đã rút hết hoạt chất, chỉ còn bã. Gần đây, cơ quan chức năng bắt được một số dược liệu nhập từ Trung Quốc không có nguồn gốc xuất xứ, một thành viên trong đoàn kiểm tra có đưa đến 6 vị thuốc nhờ chúng tôi xem hộ. Bằng mắt thường, với kinh nghiệm của một người làm thuốc lâu năm, chúng tôi thấy có 2 vị đương qui và cam thảo là chính phẩm; vị đan bì là thuốc loại 3; xuyên khung, hoàng kỳ là bã thuốc vì họ đã ép lấy hết hoạt chất... Còn thuốc nhập của Trung Quốc có chất độc hay không thì để cơ quan chức năng trả lời.

Nên nhập khẩu dược liệu chính ngạch

Theo điều tra của Viện Dược liệu quốc gia. Việt Nam có khoảng 3.900 loại cây làm thuốc, trong đó, các thầy thuốc đông y ở địa phương mới sử dụng khoảng 200 cây, nhà nước dùng khoảng 80 cây, còn lại 3.620 cây chưa dùng đến. Tại sao chúng ta không tổ chức khai thác để sử dụng? Vào thế kỷ thứ XIV, Tuệ Tĩnh đã dạy “Nam dược trị Nam nhân”, nghĩa là thuốc Nam trị bệnh cho người Việt Nam. Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông đã nói trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”: “... Như thuốc nam thì rất tốt, rất nhiều, rất rẻ nhưng không biết dùng để chữa bệnh…”. Thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ trước, ngành y tế đã có những công ty thu mua thuốc nam trong nhân dân về chế biến bán ra thị trường cho người tiêu dùng, vừa bảo đảm chất lượng vừa an toàn. Công ty Thuốc Bắc nhập dược liệu từ Trung Quốc theo đường chính ngạch, bào chế thành thuốc chín [thuốc đông y] bảo đảm chất lượng rồi bán cho các bệnh viện và các thầy thuốc đông y dùng chữa bệnh cho nhân dân, bệnh nhân vì thế yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng như hiện nay.

Lúc này, nếu chúng ta tổ chức những tập đoàn nhập khẩu thuốc Trung Quốc theo đường chính ngạch như năm xưa thì không sợ mua phải thuốc kém chất lượng hay chỉ là bã thuốc như hiện nay.

Thầy thuốc Nhân dân - Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng

Video liên quan

Chủ Đề