Tại sao trường mầm non cần quản lý sự thay đổi

Quản lý mầm non hay quản lý giáo dục mầm non là gì? Quản lý trường mầm non là công việc không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi người quản lý trang bị cho mình nhiều kỹ năng cần thiết, không chỉ riêng việc phải luôn sẵn sàng xử lý các tình huống rắc rối trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, công việc này cũng mang đến không ít niềm vui ý nghĩa, bởi người quản lý có thể trở thành người tạo nên các dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời trẻ thơ thông qua hoạt động dạy dỗ, chăm sóc của mình.

Quản lý trường mầm non gồm những công việc gì?

– Quản lý các hoạt động chung tại trường. – Quản lý điều phối chuyên môn, giám sát việc thực hiện công việc hàng ngày của giáo viên. – Trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc, giáo dục trẻ. – Báo cáo tình hình hoạt động của trường cho Ban Lãnh Đạo – Nghiên cứu triển khai giáo án cùng giáo viên để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao. – Tham gia tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại cho học sinh. – Xây dựng kế hoạch phát triển và quảng bá trường – Các công việc khác theo sự phân công của Ban Lãnh Đạo. – Quản lý về mục tiêu giáo dục, chăm sóc. – Quản lý về phương pháp giáo dục. – Quản lý nội dung giáo dục, chăm sóc. – Quản lý học sinh về các nhận thức, kiến thức, kỹ năng. – Quản lý giáo viên, nhân viên xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. – Quản lý về cơ sở vật chất. – Quản lý về tài chính – Quản lý về chương trình ngày hội, ngày lễ. – Quản lý về quy chế hoạt động nội bộ. – Quản lý về phát triển số lượng học sinh. – Quản lý về kiểm định chất lượng học sinh.

– Quản lý về thi đua khen thưởng.

Bạn là quản lý mầm non? Bạn bị mất quá nhiều thời gian và công sức cho những công việc trên?

Hãy thử trải nghiệm những công cụ hỗ trợ công việc quản lý tối đa nhé: Phần mềm quản lý trường mầm non – dành cho hiệu trưởng, quản lý mầm non, tích hợp sổ liên lạc điện tử, tặng kèm miễn phí phần mềm kế toán tài chính và còn được tổ chức miễn phí một số chương trình như: gameshow cho trẻ, khám mắt miễn phí cho toàn trường, khám tai mũi họng cho bé…:

Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn, giúp bạn giảm thiểu công sức, tăng hiệu quả quản lý, tiết kiệm thời gian. Chia sẻ của quản lý trường mầm non Con Mèo Vàng – Tp. HCM:

Chia sẻ của quản lý trường mầm non Hoa Trạng Nguyên – Hà Nội:

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý trường mầm non

1. Xây dựng biện pháp

– Thực hiện dân chủ hoá trường học. – Cần thường xuyên hỗ trợ sư phạm cho giáo viên. – Công bằng khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên. – Xây dựng mối đoàn kết nội bộ. – Tạo ra thi đua ngầm trong đội ngũ, khích lệ giáo viên thường có ý kiến bất đồng vềphương pháp dạy học. – Quan tâm đến đời sống gia đình, sinh hoạt của giáo viên . – Quan tâm đến vấn đề chấm chữa bài, đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên – Kiểm tra giáo viên qua sản phẩm của học sinh – Thành lập tổ chuyên viên thường xuyên mở các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.

– Mở các đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng nâng cao nhận thức hiểu biết cho giáo viên.

2. Huy động cộng đồng xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ , phát triển vững bền đáp ứng nhu cầu giáo dục ngày càng cao. Phát triển và hiện đại hoá.

* Xây dựng kế hoạch trong các năm học từ năm học này đến các năm học tiếp theo : 1 năm,3 năm, 5 năm, 10 năm . * Kế hoạch này được cụ thể hoá cho từng năm học.Lập phương án và hình thức huy động vốn để xin chủ trương.

– Về kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất:

* Kế hoạch huy động vốn : Nhà trường sẽ dựa vào các Nghị quyết,các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành, của địa phương.Đặc biệt là Nghị định 24 của Thủ Tướng Chính phủ và quy chế dân chủ để huy động. – Xin ngân sách nhà nước và ngành hỗ trợ. – Huy động đóng góp ở phụ huynh – Phát động phong trào ủng hộ sách cho thư viện – Huy động sự hỗ trợ công sức, vật chất của tập thể Hội đồng sư phạm. – Huy động từ những mạnh thường quân,các nhà hảo tâm. – Kinh phí từ khoản chi tiết kiệm ở học phí bán trú và 2 buổi/ngày * Tham mưu và tranh thủ ý kiến chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ngành trực tiếp là Phòng giáo dục, bám sát Chi bộ, Ban tự quản thôn buôn khối để tuyên truyền vận động toàn dân tham gia xây dựng giáo dục và đồng thuận với nhà trường, đồng tình ủng hộ kinh phí. * Tập huấn cho đội ngũ giáo viên về công tác chủ nhiệm và chỉ rõ những khó khăn mà nhà trường phải đương đầu. * Tham mưu với địa phương thành lập Ban chỉ đạo giám sát việc huy động vốn và thi công các công trình. * Tham gia họp dân từng thôn để trưng cầu ý kiến. * Họp ban đại diện để họ hiểu và trở thành tuyên truyền viên tích cực của nhà trường. Họp phụ huynh từng lớp,để bàn bạc thống nhất cách thức tổ chức thực hiện huy động vốn. * Phối hợp chặt chẽ với lực lượng xã hội trong và ngoài trường. * Lên kế hoạch thực hiện thời gian công việc cụ thể,tiến hành từng bước, từng việc một,không tràn lan. * Kết hợp giáo dục ý thức bảo quản cơ sở vật chất với bảo quản sử dụng trường lớp cho học sinh. * Kế hoach thu chi phải dựa trên các văn bản cho phép, phải đảm bảo nguyên tắc tài chính, thu đúng, thu đủ,nộp đủ.

* Quản lý tốt và bảo dưỡng thường xuyên.

3. Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện

– Chú trọng giáo dục đạo đức cho giáo viên và học sinh . – Tạo mọi điều kiện ,cơ hội và giúp đỡ để giáo viên tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. – Duy trì ,phát triển và quản lý tốt lớp học 2 buổi /ngày và bán trú. – Tích cực tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho học sinh. Tạo ra những sân

chơi lành mạnh bổ ích và lý thú ,thu hút sự hứng thú đến trường cho các em học sinh.

4. Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong và ngoài nhà trường

– Mối quan hệ với các cấp lãnh đạo – Mối quan hệ với các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương. – Mối quan hệ với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường và địa phương.

– Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh, giữa hiệu trưởng với giáo viên CNV, giữa thầy với thầy ,thầy với trò ,trò với trò…

5. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục 

– Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội. – Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thuận lợi cho việc giáo dục trẻ . + Xây dựng môi trường nhà trường . + xây dựng môi trường gia đình . + Xây dựng môi trường xã hội tích cực – Đa dạng các hình thức học tập

– Đa dạng hoá các nguồn lực dành cho giáo dục .

6. Chỉ đạo bằng kế hoạch [kế hoạch phải cụ thể thực tiễn và khả thi], hồ sơ quản lý làm phải khoa học, sắp xếp ngăn nắp

Do vậy, quản lý giáo dục mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong trường mầm non. Với trường mầm non tư thục, mầm non công lập, mầm non quốc tế, song ngữ thì lại có những cách quản lý trường mầm non khác nhau, tuy nhiên người quản lý mầm non vẫn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng, đặc biệt trong thế kỷ 21, giáo dục mầm non ngày càng được coi trọng. Ngoài việc trang bị những kỹ năng quản lý, quản lý mầm non đòi hỏi sự sáng tạo liên tục, xây dựng những hoạt động vui chơi, dã ngoại bổ ích vừa mang tính giải trí, vừa mang tính giáo dục cho trẻ.

Tham khảo thêm các nội dung liên quan tại đây: Góc quản lý mầm non.

Kĩ năng quản lý trường mầm non là hoạt động nghiệp vụ mà bất kỳ người quản lý mầm non nào cũng phải nắm vững. Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp quản lý tại các trường mầm non là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.

 1. Yêu cầu trong quản lý trường mầm non

Quản lý trường mầm non là nhiệm vụ không hề đơn giản mà rất đa dạng và phức tạp.Nó đòi hỏi người quản lý phải trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết, những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, luôn sẵn sàng giải quyết các tình huống rắc rối trong quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ.

Đồng thời, lãnh đạo nhà trường phải là người tiên quyết, tích cực, chủ động và quyết tâm trong mọi hoạt động đổi mới quản lý mầm non. Đây không chỉ là nghĩa vụ của cá nhân người quản lý, mà còn là công cụ sắc bén góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường mầm non.

Tuy người quản lý phải mang trọng trách to lớn nhưng đây cũng là một công việc nhiều ý nghĩa, nhiều niềm vui, bởi họ chính là những người tạo nên dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời trẻ nhỏ thông qua các hoạt động chăm sóc và dạy dỗ.

2. Nhiệm vụ quản lý trường mầm non

Người quản lý [lãnh đạo] trường mầm non có những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Quản lý tất cả các hoạt động chung của trường.

- Quản lý việc điều phối chuyên môn, theo dõi, giám sát công việc hằng ngày của các giáo viên trong trường.

- Nghiên cứu giáo án và triển khai cùng giáo viên để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

- Quản lý giáo viên, công nhân viên, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

- Quản lý quy chế hoạt động nội bộ.

- Trao đổi với các bậc cha mẹ về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Báo cáo cho Ban Lãnh Đạo về tình hình hoạt động của trường, thực hiện theo sự phân công của Ban Lãnh Đạo.

- Xây dựng kế hoạch phát triển và quảng bá trường thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua hệ thống website.

Tìm hiểu thêm về Thiết kế website trường mầm non

- Quản lý mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Quản lý phương pháp giáo dục.

- Quản lý tài chính, cơ sở vật chất.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, pic nic, dã ngoại cho trẻ.

- Quản lý về chương trình ngày lễ, hội.

- Quản lý về số lượng và chất lượng học sinh.

- Quản lý học sinh về kiến thức, nhận thức, kĩ năng.

- Quản lý về thi đua khen thưởng.

3. Lãnh đạo trường mầm non cần làm gì để đổi mới công tác quản lý?

- Đổi mới quan điểm trong hoạt động quản lý: nâng cao tinh thần tự rèn luyện bản thân, học hỏi từ lãnh đạo, từ đồng nghiệp, từ các hoạt động thực tiễn,...

- Đổi mới cách xử lý công việc

- Đổi mới kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.

- Thực hiện chính sách động viên đối với các cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.

- Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn bằng cách tham gia các buổi học chuyên đề tại Phòng giáo dục hoặc các trung tâm giáo dục.

4. Kĩ năng quản lý trường mầm non hiệu quả

Dưới đây là những lời khuyên giúp các nhà lãnh đạo thực hiên tốt công việc quản lý trường mầm non của mình:

a. Đảm bảo duy trì môi trường mầm non sạch đẹp và sáng sủa

Khi đứng trên cương vị của một người quản lý trường mầm non, bạn nên thường xuyên đặt ra cho mình các câu hỏi và tự trả lời: Liệu ngôi trường mầm non của bạn đã thực sự là một nơi lý tưởng để chăm sóc và giáo dục các bé hay chưa? Nếu bạn là phụ huynh thì bạn có cho con mình học tập tại đây hay không? Hoặc mình phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như giữ vững uy tín cho nhà trường? Khi đối mặt với những bài toán như vậy, bạn sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc duy trì một môi trường sống trong lành, sạch đẹp và an toàn cho trẻ.

Tham khảo: Thiết kế trường mầm non đẹp và hiện đại nhất

Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên theo dõi, quan sát quá trình học tập và vui chơi của trẻ, thậm chí là lập danh sách những vấn đề tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ và dẹp bỏ chúng, điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tối đa những tai nạn đáng tiếc có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

b. Không nên mang những vấn đề cá nhân của bạn đến trường

Là người đứng đầu một trường mầm non nuôi dạy trẻ, bạn hãy học cách gác qua một bên những vấn đề cá nhân và bắt đầu mỗi ngày với các bé bằng một lời chào ấm áp, thân thiện. Niềm vui của bạn sẽ mang đến cho các bậc cha mẹ sự an tâm và tin tưởng, rằng bạn sẽ chăm sóc tốt con của họ từ khi chúng đến lớp cho tới khi được bố mẹ đón về nhà.

c. Tôn trọng cá tính riêng biệt của trẻ

Cũng giống như các giáo viên khác, bạn cần nhận thức được rằng, mỗi trẻ sẽ có khả năng và hình thức tiếp thu bài học cũng như kĩ năng sống khác nhau. Có trẻ thì dễ dàng tiếp thu thông qua thị giác như xem tranh ảnh, phân biệt màu sắc. Có trẻ lại có khả năng tiếp thu nhanh qua thính giác như nghe hát hoặc nghe kể chuyện. Trong khi số khác lại thích sự vận động, tương tác giữa các trẻ với nhau, thích dùng chân tay để cảm nhận, khám phá.  Chính vì vậy, người quản lý phải luôn luôn linh hoạt, thấu hiểu tâm sinh lý của các bé, giáo dục bé theo phương pháp mà bé dễ dàng tiếp nhận để có thể đạt được hiệu quả cao. Đây cũng chính là nhiệm vụ, là thách thức đối với những người dám đảm nhận công việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

d. Không bao giờ ngừng học hỏi

Bạn hãy luôn giữ trong đầu suy nghĩ không bao giờ ngừng học hỏi. Bạn hãy trau dồi kỹ năng quản lý của mình bằng cách giao lưu, học hỏi kỹ năng của những nhà lãnh đạo trường mầm non có uy tín. Bạn nên tìm hiểu về tính cách và sở thích của trẻ lứa tuổi mầm non, học cách dạy dỗ và yêu thương trẻ. Hãy tham gia các khóa học đào tạo quản lý mầm non để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý.

Nếu bạn thực sự có tinh thần học hỏi, hãy là thành viên năng động của các tổ chức hay hiệp hội chuyên ngành giáo dục và quản lý mầm non. Tham gia các tổ chức này sẽ giúp bạn kết nối, học hỏi kinh nghiệm từ những cá nhân có cùng định hướng nghề nghiệp.

e. Tạo dựng mối quan hệ tin tưởng với những người xung quanh

Một trường mầm non với chương trình giáo dục tốt, môi trường giáo dục an toàn là điều mà các bạc cha mẹ luôn mong muốn khi lựa chọn trường mầm non cho con. Vì thế, hãy quan tâm cộng đồng địa phương nói gì về trường bạn: Chương trình học có phù hợp với trẻ không? Giáo viên có niềm nở và có đạo đức nghề nghiệp hay không? Trẻ thích thú hay sợ đến trường?,...Chính những đánh giá như vậy sẽ giúp bạn đặt ra những tiêu chí quản lý mầm non và tìm kiếm giải pháp thực hiện. Khi mà bạn đáp ứng được những tiêu chí đó thì cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ đảm bảo được con số tuyển sinh của trường, tạo được niềm tin tuyệt đối cho các bậc phụ huynh và  bạn sẽ cảm thấy thực sự hài lòng với giá trị công việc mà mình mang lại.

Nếu bạn cần tư vấn về các lĩnh vực như giáo dục mầm non, thiết kế nội thất mầm non hay thiết kế trường học, hay liên hệ với Kidspace theo địa chỉ:

CÔNG TY THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC KIDSPACE

Địa chỉ: New skyline – Khu đô thị mới Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0987 388 886 [Mr Trang]

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề