Bé 20 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Bé 20 tháng uống bao nhiêu sữa là đủ? Câu hỏi này là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ khi chăm sóc và nuôi con trong những năm tháng đầu đời. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng tốt nhất. Ba mẹ cần đảm bảo đủ sữa cho trẻ mới có thể giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện tối ưu. Vậy, với các bé 20 tháng tuổi, bạn nên cho con uống bao nhiêu sữa là đủ?

Nội dung bài viết

1/ Bé 20 tháng uống bao nhiêu sữa là đủ?

Ba mẹ đang băn khoăn bé 20 tháng uống bao nhiêu sữa là đủ có thể nhớ rằng nên cho bé uống tối đa 710ml sữa mỗi ngày, bằng khoảng 3 cốc sữa. Đây là liều lượng khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Lượng sữa này sẽ đảm bảo đủ lượng dưỡng chất và năng lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của trẻ. 

Bé 20 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Dược Sĩ Trần Thị Quỳnh Chi

Dược sĩ Trần Thị Quỳnh Chi – giám đốc phụ trách chuyên môn của hãng Buona Italy với rất nhiều nhãn hàng dành cho nhi khoa hàng đầu Italy.

Bước vào giai đoạn 20 tháng tuổi, bé sẽ trở thành “bản photocopy” của mẹ khi bắt chước mọi điều mẹ làm. Bé cũng có nhiều thay đổi về hình dáng nữa. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết bé sẽ có những thay đổi nào về thể chất và trí tuệ ở thời điểm này mẹ nhé!

Bé 20 tháng tuổi sẽ thường xuyên cố gắng làm mẹ vui và lôi kéo mẹ chơi cùng bé

Sự phát triển của bé

+ Trí thông minh

Khi chơi, bé thường dành thời gian tìm hiểu về cơ chế hoạt động của những món đồ chơi yêu thích. Bé bắt đầu chú ý đến nhiều hoạt động xung quanh dù chủ yếu vẫn chơi một mình. Bé còn biết ngửi, nghe, chạm và vuốt ve đồ vật. Bé cũng xem xét sự phản ánh hình ảnh của chính mình trong gương.

Các cột mốc phát triển:

  • Biết được cách sử dụng những vật dụng đơn giản trong nhà (muỗng dùng để ăn, điện thoại dùng để nói chuyện)
  • Bắt chước hành động của người lớn (vứt rác, sử dụng điện thoại)
  • Mô phỏng các hoạt động thường ngày bằng đồ chơi (cho thú nhồi bông ăn)
  • Hiểu rõ mỗi đồ vật đều có tên riêng
  • Chỉ vào một bộ phận cơ thể khi được hỏi (“Đầu của con ở đâu?”)
  • Thực hiện những câu lệnh đơn mà không cần nhìn mẫu (“Ngồi xuống”)
  • Nhớ được vị trí của những món đồ yêu thích khi chúng ở ngoài tầm mắt (bánh quy ở trong tủ, đồ chơi ở trong hộp)

+ Kỹ năng vận động

Bé 20 tháng tuổi đã có thể khéo léo sắp xếp những độ vật xung quanh theo cách riêng của mình, thậm chí một “tòa tháp” đồ chơi cũng không thể làm khó bé được. Khả năng phối hợp các ngón tay đã phát triển tốt đến mức bé đã có thể vẽ tranh rồi đấy. Theo các chuyên gia, những gì bé có thể vẽ không quan trọng bằng việc bé có thể ngồi vẽ nên mẹ đừng quá để ý đến độ xấu đẹp của các tác phẩm nhen.

Cột mốc phát triển:

  • Có thể chạy
  • Có thể nhảy múa hoặc di chuyển theo điệu nhạc
  • Nhảy tại chỗ hoặc từ bậc thềm xuống mặt đất
  • Di chuyển trên cầu thang, có thể cần sự hỗ trợ khi đi xuống
  • Biết đi và kéo theo đồ chơi
  • Có thể sử dụng bàn đạp của xe ba bánh
  • Tự cởi một ít quần áo mà không cần giúp đỡ
  • Có thể dùng muỗng
  • Có thể xếp 6 hình khối thành một tòa tháp
  • Biết gấp giấy

+ Kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp

Bé 20 tháng tuổi có thể học ít nhất 10 từ mới mỗi ngày và có thể kết hợp để tạo thành một câu đơn giản. Bé cũng đã biết cách kết hợp 2 từ để miêu tả cảm xúc. Thậm chí, nhiều bé còn có thể “viết” nên một câu chuyện thú vị dù các câu chuyện thường không có ý nghĩa hoặc khó nghe do bé vẫn chưa thể phát âm chính xác.  Ở tuổi này, các bé thường tự chơi cạnh nhau chứ chưa chơi với nhau. Tuy nhiên bé chưa biết cách chia sẻ hay hiểu được nhu cầu của các bạn khác.

Các cột mốc phát triển:

  • Có thể nói được khoảng 30 từ
  • Mở rộng vốn từ với tốc độ nhanh hơn trước
  • Thử phát âm những từ dài và đa âm tiết
  • Lắc đầu và nói “không”
  • Sử dụng điệu bộ để diễn tả điều mình mong muốn
  • Sử dụng những cụm từ đơn giản ở giai đoạn 18 đến 24 tháng tuổi
  • Có thể nói một câu hoàn chỉnh đầu tiên khi được 18 đến 30 tháng tuổi
  • Biết dùng họ và tên
  • Có thể ngân nga và hát

+ Cảm xúc

Hành xử của bé trong giai đoạn này vẫn khá thiên về bản năng và thường thay đổi cảm xúc một cách thất thường. Các chuyên gia thường xem đây là “lần dậy thì đầu tiên” của bé. Mặc dù vẫn cần mẹ, nhưng bé 20 tháng tuổi sẽ muốn được tự chủ nhiều hơn.

Các cột mốc phát triển:

  • Tỏ ra giận dữ khi không hài lòng
  • Có thể vẫn sợ người lạ
  • Có thể níu lấy bố mẹ hoặc người thân trong những tình huống lạ lẫm
  • Có thể nhanh chóng thay đổi cảm xúc

Bí quyết chăm sóc bé yêu

+ Giúp bé phát triển thể chất

  • Bé 20 tháng tuổi vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ ngày ít nhất 3-4 lần và ăn 3-4 bữa cháo hoặc cơm.
  • Các bữa cháo chính trong ngày của bé 20 tháng tuổi vẫn phải có đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết như chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
  • Bé vẫn cần được cung cấp đủ 500 ml sữa cho trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng hoặc các chế pahẩm từ sữa hàng ngày. Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú sữa mẹ đến 18 – 24 tháng. Nếu sữa mẹ không đủ, mẹ nên cân nhắc chọn lựa các loại sữa có các dưỡng chất cần thiết cho bé như DHA, ARA, Lutein, Taurine giúp bé phát triển trí não; Canxi và Vitamin D giúp bé phát triển chiều cao; Đạm Whey giàu Alpha Lactabumin giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu, tăng cân tốt; Probiotic và FOS giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu, ngăn ngừa táo bón, mẹ nhen.

+ Giữ bé an toàn và khỏe mạnh

  • Hãy đưa bé tới khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm một số bệnh có thể xảy ra và điều trị đúng cách.
  • Sức khỏe của các bé tuổi này có thể thay đổi rất bất ngờ. Mẹ nhớ dành sẵn một ít thuốc paracetamol và sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên lọ thuốc khi chăm sóc bé. Nếu bé sốt cao hơn, cần sớm đưa bé đến bác sĩ.

+ Chơi và tương tác

  • Hãy tạo ra cách giao tiếp với những thông điệp riêng dành cho bé 20 tháng tuổi. Nếu nghe “đừng” hay “không được” bé quá thường xuyên, đến khi thật sự cần thiết, bé sẽ không nghe theo lời. Ngược lại, hãy khen ngợi bé để khuyến khích và củng cố các hành vi tích cực của bé.
  • Hãy tạo ra cho bé yêu môi trường sống đầy âm nhạc, màu sắc và những hoạt động vui nhộn và chơi với bé hằng ngày.
  • Khuyến khích sự độc lập cho bé bằng cách động viên bé nhấc chân, nâng tay khi mẹ mặc đồ cho bé. Hoặc cũng có thể để bé tự xoay sở để tháo giày, dép hay tất.
  • Có thể mẹ sẽ nghe thấy bé thỏ thẻ một mình hoặc trò chuyện với những món đồ chơi, đó là lúc bé phát huy khả năng sáng tạo nên mẹ hãy khuyến khích bé trò chuyện như thế. Tránh sửa sai khi bé phát âm chưa chính xác hoặc gọi sai tên một đồ vật nào đó mẹ nhen vì chính điều này có thể vô hình chung làm giảm lòng tự tin của bé về sau.

Hy vọng với bài viết trên mẹ đã hiểu thêm về sự phát triển của bé yêu giai đoạn 20 tháng tuổi. Tùy vào thể chất và đặc điểm riêng mà mỗi bé sẽ có quá trình phát triển khác nhau nên mẹ đừng lo lắng nếu bé con không đạt được đủ những cột mốc ở trên nhen. Chúc bé của mẹ luôn vui khỏe và phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn tinh thần nhé!

Đọc thêm:

Sữa cho bé suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi

Sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 1 tuổi phải có tỉ lệ đạm Whey : Casein tương đương với sữa mẹ, nghĩa là có tỉ lệ 55/45, 60/40 hoặc cao hơn sữa mẹ. Chỉ khi đạt những tỉ lệ này, loại sữa mẹ chọn cho bé mới đảm bảo bé tiêu hóa và phát triển tốt.

Sữa tăng cân cho trẻ 1 tuổi

Cách chọn sữa tăng cân cho bé 1 tuổi gồm kiểm tra bao bì, nguồn gốc, kiểm tra về thành phần sữa có các dưỡng chất giúp bé tăng cân cũng như cần chứa dưỡng chất tăng sức đề kháng cho bé. Để chọn được sữa tăng cân cho bé thì mẹ cần lưu ý những điều sau.