Cai sữa con giờ căng quá phải làm sao

Căng tức và đau bầu ngực sau sinh là hiện tượng nhiều người gặp phải, gây nên những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến việc cho con bú. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì và khi sữa căng đau quá phải làm sao, bài viết sau sẽ giúp các mẹ tìm được giải pháp.


12/10/2022 | Hướng dẫn tự xoa bóp chữa tắc tia sữa ngay tại nhà đơn giản mà hiệu quả
15/09/2022 | Sản phụ ăn bắp cải mất sữa không? Sau sinh nên bồi bổ bằng món gì?
05/09/2022 | Có nên dùng máy hút sữa không? Một số mẹo nhỏ khi sử dụng máy hút sữa

1. Nguyên nhân nào khiến cho bầu sữa mẹ căng đau?

1.1. Hiện tượng sữa căng đau là như thế nào?

Sau khi sinh, không ít mẹ sữa sẽ gặp phải tình trạng căng đau bầu sữa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà triệu chứng căng đau sẽ có sự khác nhau nhưng đại đa số các mẹ sẽ cảm thấy:

Cai sữa con giờ căng quá phải làm sao

Tắc sữa khiến cho bầu ngực của phụ nữ sau sinh bị căng tức, đau đớn

- Ngực như bị căng cứng, bó chặt lại.

- Khi chạm vào cảm giác ngực cứng, ấm hoặc nóng.

- Ngực đầy hoặc nặng. 

- Sờ ngực thấy có các cục vón nhỏ.

- Sưng bầu ngực, mẹ có thể bị sốt, mệt mỏi, có sưng đau hạch nách.

Có người cảm thấy căng đau một bên vú nhưng có người lại bị đau ở cả hai bên, có trường hợp tình trạng sưng đau vú lan đến gần nách, dễ nhìn thấy tĩnh mạch chạy dưới da vú. Tình trạng này chính là kết quả của việc tăng lưu lượng máu và căng da trên tĩnh mạch.

1.2. Vì sao sau sinh nhiều người bị căng đau bầu sữa?

Khi băn khoăn sữa căng đau quá phải làm sao và muốn tìm cách chấm dứt tình trạng này thì trước tiên cần tìm ra nguyên nhân gây nên hiện tượng căng đau bầu sữa. Đây là hiện tượng hay xuất hiện ở những phụ nữ sinh con lần đầu hơn so với người đã từng sinh con.

Tình trạng căng đau sữa thường xảy ra vào khoảng ngày thứ ba, thứ tư sau sinh và đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Như đã nói ở trên, sự xuất hiện của cơn đau, căng tức ngực là do máu dồn để đảm bảo sự hoạt động tốt nhất của tuyến sữa. Tình trạng này hầu hết chỉ có tính chất tạm thời trong khoảng 24 - 48 giờ, rồi dần dần sẽ biến mất khi bé quen với việc bú sữa mẹ và mẹ cho bé bú đều đặn.

Có một số người bị căng đau sữa đến mức mệt mỏi và sốt, còn gọi là “sốt sữa”. Trường hợp này cần cảnh giác vì có nguy cơ bị nhiễm trùng ở vú và cần được điều trị trước khi nó biến chứng không tốt cho tuyến sữa và sức khỏe. 

2. Sữa căng đau quá có nguy hiểm không?

Sở dĩ phụ nữ sau sinh cần tìm hiểu sữa căng đau quá phải làm sao vì nếu tình trạng này kéo dài rất dễ gây ra một số biến chứng không tốt như:

Cai sữa con giờ căng quá phải làm sao

Mẹ căng đau ngực vì tắc sữa khiến trẻ khó ngậm đầu vú nên từ chối bú mẹ

- Trẻ khó bú mẹ

Khi bầu vú của mẹ quá cứng và căng, núm vú của mẹ ngắn hoặc núm vú tụt khiến cho trẻ khó ngậm đầu vú vào miệng và kết quả là trẻ từ chối bú.

- Nguồn sữa mẹ giảm

Sưng căng bầu sữa không thuyên giảm kết hợp với trẻ không thể bú mẹ do không ngậm được bầu vú sẽ làm cho sữa mẹ không thể ra ngoài được. Điều này khiến tuyến sữa giảm sản xuất ra nhiều sữa mẹ và khiến lượng sữa giảm xuống. 

- Trẻ chậm tăng cân

Do gặp khó khăn khi bú mẹ nên trẻ thường xuyên trong tình trạng bú không đủ sữa, có nguy cơ chậm tăng cân.

- Áp lực dòng sữa tăng lên

Do sữa căng vì dự trữ lâu trong bầu ngực nên phản xạ tiết sữa dễ hoạt động quá mức, kết quả là sữa mẹ chảy ra ngoài nhanh thậm chí còn phun rất mạnh. Khi trẻ bú mẹ gặp phải hiện tượng này rất dễ bị sặc hoặc trẻ phải cố gắng để nuốt sữa mẹ nên cũng sẽ nuốt phải nhiều không khí và dễ bị đầy hơi.

- Trẻ sợ và từ chối bú mẹ

Ngậm đầu vú khó, bú sữa không đủ, sợ vì sữa chảy quá nhanh hoặc quá mạnh,... do bầu sữa mẹ căng đau sẽ khiến cho trẻ dễ chán nản với việc bú mẹ.

- Một số vấn đề khác

Ngoài những hệ quả trên thì mẹ bị căng đau bầu sữa quá mức còn có thể gây ra các vấn đề về vú như: viêm, áp-xe tuyến vú, tắc ống dẫn sữa,... 

3. Bầu sữa căng đau quá phải làm sao cho khỏi?

Một số giải pháp sau có thể giúp mẹ thoát khỏi lo lắng sữa căng đau quá phải làm sao:

3.1. Chườm ấm ngực

Nếu cảm thấy bầu ngực căng tức, đau đớn và bị tắc sữa mẹ có thể nhúng một chiếc khăn vào trong chậu nước ấm rồi đặt nó lên trên bầu vú. Cách làm này sẽ tạo nhiệt giúp vú mềm hơn và sữa dễ chảy ra ngoài. Trong quá trình chườm ấm mẹ cũng nên massage nhẹ nhàng bầu ngực để kích thích sữa chảy ra nhanh hơn.

3.2. Cho con bú

Giải pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề sữa căng đau quá phải làm sao chính là cho con bú thường xuyên. Do cảm giác đau đớn nên nhiều mẹ ngại ngần việc cho con bú nhưng việc làm này sẽ chỉ càng khiến tình trạng căng đau bầu sữa trở nên trầm trọng hơn. 

Cai sữa con giờ căng quá phải làm sao

Cho con bú kết hợp vắt sữa vừa đủ nhưng đều đặn là một trong các giải pháp khắc phục sữa căng đau quá phải làm sao

Trẻ bú càng ít thì ngực sẽ càng căng cứng và đau đớn. Vì thế, mẹ hãy cố cho trẻ bú nhiều hơn để sữa nhanh chóng được giải phóng ra ngoài. Nếu trẻ không bú hết được sữa ở hai bầu ngực, mẹ có thể dùng máy hút sữa để đẩy sữa ra ngoài càng nhiều càng tốt. 

Việc hút sữa bằng máy chỉ nên vừa đủ để giảm căng tức sữa thôi, không nên hút nhiều quá vì như vậy ngực sẽ sản xuất lượng sữa nhiều hơn so với nhu cầu của trẻ, nếu trẻ bú không hết thì sữa lại dữ trữ trong ngực và làm vú căng tức hơn.

3.3. Lấy tay bóp cho sữa ra rồi hãy cho trẻ bú

Trước khi cho con bú, mẹ hãy dùng tay bóp cho sữa ra ngoài một ít để giảm căng tức sữa. Việc làm này không chỉ giúp cho dòng sữa sau đó chảy ra thuận lợi hơn mà còn khiến vú mẹ mềm hơn và trẻ sẽ mút sữa tốt hơn.

3.4. Thay đổi vị trí cho con bú

Một cách giải quyết vấn đề sữa căng đau quá phải làm sao nữa cũng nên tham khảo là thay đổi các vị trí bú khác nhau trong mỗi lần cho con bú. Việc làm này sẽ giúp cho các ống dẫn sữa được dọn sạch, nhờ đó mà cơn đau do căng tức sữa sẽ được giảm bớt.

3.5. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau

Những trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên đây mà không cải thiện hoặc tình trạng căng tức sữa gây đau đớn ngày càng trở nên trầm trọng thì tốt nhất nên gặp bác sĩ thăm khám ngay.

Mong rằng những chia sẻ trên đây có thể giúp các mẹ giải đáp được nỗi trăn trở sữa căng đau quá phải làm sao. Nếu cần hỗ trợ y tế, các mẹ có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại tư vấn sức khỏe 24/7 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được Tổng đài viên giúp đỡ kịp thời, hiệu quả.