Chu thụ nhân là tên thật của nhà văn nào năm 2024

Đoạn video clip ghi lại cuộc phỏng vấn ông Chu Linh Phi được thực hiện bởi phóng viên của đài CCTV (Trung Quốc) hồi năm 2018 đã bất ngờ xuất hiện trở lại và gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc, trong đó, người cháu nội của nhà văn Lỗ Tấn (tên thật của nhà văn Lỗ Tấn là Chu Thụ Nhân) đã than thở về những áp lực mà cả cuộc đời ông phải chịu đựng.

Ông Chu Linh Phi cho biết ông từng cảm thấy mọi người không ngừng quan sát, đánh giá mình chỉ bởi ông là hậu duệ của nhà văn Lỗ Tấn (1881 - 1936):

"Khi tôi còn đi học, các bạn học thường hay càu nhàu với tôi vì phải học nhiều tác phẩm của ông nội tôi. Khi tôi thử làm công việc của một phóng viên, tôi đã thành thực chia sẻ với cấp trên rằng tôi không phải là một cây viết giỏi, mọi người đều không tin, bởi họ mặc định rằng cháu nội của Lỗ Tấn thì không thể nào gặp khó khăn trong việc viết báo.

Ngay đến cả việc tôi không hút thuốc cũng khiến mọi người bình phẩm, bởi ông nội tôi là người hút nhiều thuốc lá, khi tôi từ chối lúc được mời thuốc, mọi người hay bảo: Làm sao lại như thế được nhỉ, tôi nhớ ông Lỗ Tấn là người hút nhiều thuốc mà".

Chu thụ nhân là tên thật của nhà văn nào năm 2024

Ông Chu Linh Phi, cháu nội của nhà văn Lỗ Tấn (Ảnh: SCMP).

Trong cuộc sống của mình, ông Chu Linh Phi từng cố gắng tìm cho mình những ngã rẽ để tách khỏi cái bóng quá lớn mà ông nội để lại, ông từng quyết định trở thành một quân nhân. Sau khi nhập ngũ, ông được cấp trên điều chuyển sang lĩnh vực quân y bởi trước khi trở thành nhà văn, ông Lỗ Tấn từng theo học ngành y, cấp trên hy vọng ông Chu Linh Phi có thể nối nghiệp ông nội trong nghề y.

Về sau, Chu Linh Phi được điều chuyển sang làm phóng viên của tờ tin tức quân đội bởi cấp trên hy vọng rằng cháu nội Lỗ Tấn ắt hẳn sẽ viết báo hay.

Năm nay có loạt sự kiện kỷ niệm 140 năm ngày sinh của nhà văn Lỗ Tấn, nhiều hoạt động đã được tổ chức ở nhiều thành phố tại Trung Quốc, nhưng đoạn video clip ghi lại tâm sự chân thực của người cháu nội của nhà văn mới thu hút sự chú ý lớn nhất của công chúng.

Trước đây, cha của ông Chu Linh Phi - ông Chu Hải Anh, người con trai duy nhất của nhà văn Lỗ Tấn, cũng từng phải chịu rất nhiều áp lực.

Chu thụ nhân là tên thật của nhà văn nào năm 2024

Nhà văn nổi tiếng người Trung Quốc - Lỗ Tấn (1881 - 1936) (Ảnh: Wikipedia).

Ông Chu Linh Phi là người cháu trai lớn nhất của nhà văn Lỗ Tấn, ông chia sẻ rằng áp lực đã luôn đè nặng lên ông kể từ khi còn là một đứa trẻ. Chính vì vậy, suốt một thời tuổi trẻ, ông Chu Linh Phi từng tìm mọi cách để thoát ra khỏi danh tiếng của ông nội, nhưng qua năm tháng, ông đã dần cảm thấy dễ chịu hơn và ngày càng trân trọng sự nghiệp văn chương của ông nội.

Khi quyết định lập gia đình, ông Chu Linh Phi gắn bó với một người phụ nữ Đài Loan và chuyển tới sống ở Đài Loan. Tại đây, ông tham gia vào công việc kinh doanh của cha vợ, nhưng rồi mọi việc đổ bể, họ bị phá sản. Vợ chồng ông có lúc phải đi bán bỏng ngô.

Không còn gì để mất, lúc này, ông Chu Linh Phi mới quyết định bắt tay vào viết một cuốn sách xoay quanh nghệ thuật sân khấu ở Trung Quốc Đại lục. Nội dung cuốn sách dựa trên những năm tháng ông Chu Linh Phi làm phóng viên chuyên về mảng nghệ thuật sân khấu.

Cuốn sách ra mắt thành công và ông Chu Linh Phi bắt đầu được mời làm đạo diễn ý tưởng cho một số dự án nghệ thuật.

Ông Chu Linh Phi tiết lộ rằng trong gia đình ông, không có ai đi theo nghiệp viết văn của ông nội. Cha của ông Chu Linh Phi - ông Chu Hải Anh (1929 - 2011), người con trai duy nhất của nhà văn Lỗ Tấn, từng làm việc tại một đài phát thanh. Các người em của ông Chu Linh Phi cũng làm việc trong các lĩnh vực như truyền thông, du lịch và công nghệ.

danh lấy từ họ mẹ (Lỗ Thuỵ) và chữ “Tấn hành”; quê ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. - Trước khi trở thành nhà văn, ông đã học nhiều nghề: Hàng hải (mong được đi đây đi đó để mở rộng tầm mắt), khai mỏ (làm giàu cho đất nước), nghề y (chữa bệnh những người nghèo ốm mà không thuốc như bố ông). Cuối cùng ông thấy rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông chuyển sang làm văn nghệ. Ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.

- Sáng tác của Lỗ Tấn đã phê phán mạnh mẽ những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”; và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chạy chữa để cứu dân tộc.

- Tác phẩm chính: truyện vừa AQ chính truyện, các tập truyện ngắn Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới,...

⇒ Lỗ Tấn là nhà văn hiện thực xuất sắc của Trung Quốc, có tư tưởng yêu nước tiến bộ.

- Thuốc được viết vào tháng 4 năm 1919 đúng vào ngày bùng nổ phong trào học sinh sinh viên Bắc Kinh, mở đầu cuộc vận động cứu vong (cứu Trung Hoa khỏi diệt vong), thường gọi là Ngũ Tứ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.

- Truyện được in trong tập Gào thét (1923).

3. Tóm tắt tác phẩm:

- Vợ chồng Hoa Thuyên – chủ quán trà, có con trai bị lao. Nhờ người mách, trời vừa mờ sáng, lão Hoa Thuyên đã tìm tới pháp trường mua bánh bao tẩm máu tử tù vừa bị chết chém mang về làm thuốc chữa bệnh lao cho con trai. Trong lúc thằng cu Thuyên đang ăn thuốc thì quán trà cũng dần đông khách. Tất cả mọi người trong quán trà đều tin chắn rằng: chiếc bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi được bệnh lao. Họ còn bàn tán về Hạ Du – người tử tù vừa bị chết chém. Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, mọi người cho anh là kẻ điên, là giặc, là cái thằng khốn nạn,...

- Năm sau, vào tiết Thanh Minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên cùng đến bãi tha ma viếng con. Mộ của con bà Hoa Thuyên gần mộ Hạ Du, chỉ cách nhau một con đường mòn. Bà Hoa Thuyên đã bước qua con đường mòn để đến bên bà mẹ Hạ Du, và hai bà mẹ mất con đồng cảm với nhau. Cả hai người đều ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa và tự hỏi “Thế này là thế nào?”…

4. Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”:

Thuốc là một nhan đề đa nghĩa:

- Nghĩa gốc: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh lao: bánh bao tẩm máu người.

- Nghĩa chuyển: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân Trung Quốc:

+ Sự ngu muội, lạc hậu, mê tín dị đoan của quần chúng nhân dân. + Thái độ thờ ơ, lãnh đạm, xa rời cách mạng của quần chúng.

+ Sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc: hoạt động đơn lẻ, xa rời quần chúng, chưa tận dụng được sức mạnh của nhân dân...

5. Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

Xuất hiện gián tiếp qua những mẩu đối thoại của các nhân vật trong quán trà nhưng nhân vật này có ý nghĩa quan trọng. Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người sớm giác ngộ lí tưởng, cho cách mạng Tân Hợi thời buổi đầu. Anh có lí tưởng rõ ràng, dũng cảm, xả thân vì nghĩa lớn. Thế nhưng, Hạ Du lại sai lầm trong đường lối hoạt động: đúng lí ra anh cần phải tuyên truyền, giác ngộ cách mạng cho quần chúng nhân dân, để họ hiểu và ủng hộ cách mạng; thì ở đây Hạ Du lại chọn đối tượng để giác ngộ là bọn ác bá đồ tể - như lão Nghĩa đề lao. Việc làm đó đã khiến cho quần chúng không hiểu biết gì về cách mạng. Họ xem Hạ Du là kẻ điên, là làm giặc, đồng thời đã tố giác anh với chính quyền phong kiến... Cái chết của Hạ Du là bi kịch của ngưòi chiến sĩ cách mạng hoạt động xa rời quần chúng.

Tác giả bày tỏ thái độ trân trọng kính phục, song cũng ngầm ý phê phán anh làm cách mạng mà xa rời quần chúng.

6. Ý nghĩa của vòng hoa trên mộ Hạ Du:

- Là biểu tượng của sự kính trọng, cảm phục người chiến sĩ cách mạng. - Là niềm lạc quan, niềm tin vào tương lai tiền đồ của cách mạng .

Đứng trước vòng hoa bất ngờ xuất hiện, bà mẹ người tử tù cứ lẩm bẩm một câu hỏi:

Thế này là thế nào?. Câu hỏi vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui vì có người hiểu con mình (chứng cớ là liền sau đó bà mới gào khóc, rồi lại khẩn cầu cho con quạ chứng nghiệm) và hàm chứa một đòi hỏi phải có câu trả lời. Tác giả muốn gợi lên cho người đọc suy ngẫm để hiểu ý nghĩa của cái chết kia. Đồng thời nhà văn muốn gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ giữa quần chúng và cách mạng...