Cuộc sống luôn có nhiều áp lực phương thức biểu đạt

 

Văn Học Lớp 11: Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả. (….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2: theo tác giả, khi ta muốn giúp người khác vơi đi nỗi khổ,niềm đau ta phải làm gì?

Câu 3: điều nghịch lí mà tác giả nêu ra trong bài biết là gì ?

Câu 4: Anh chị hãy rút ra thông điệp tâm đắc nhất từ văn bản trên No copy trên mạng nha.

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực phương thức biểu đạt

Hướng dẫn

PHẦN I. ĐỌC HIỂU( 3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

Xem thêm:  Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ: hãy thất bại một cách tích cực

Câu1.Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»?

Câu 4.Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực phương thức biểu đạt

PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm): NLXH

Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

Phần Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
Câu 1 Thao tác lập luận: Bình luận. 0.5
Câu 2 Theo tác giả, chúng ta “ cần thái độ lắng nghe hết lòng”. 0.5
Câu 3 – Tác giả cho rằng: « khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ» vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc. 1.0
Câu 4 – Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt ngang câu chuyện của họ.

– Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.

– Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ.

1.0
II LÀM VĂN 7.0
Câu 1 Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên. 2.0
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận 200 chữ.

– Có đủ kết cấu của đoạn văn gồm: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của lắng nghe trong cuộc sống và trình bày quan điểm của mình về ý kiến:Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.

0.25

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.Học sinh vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:

– Được lắng nghe là bạn đã được chia sẻ, được thấu hiểu và cảm thông.

– Được lắng nghe là chìa khóa để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, mở cửa hạnh phúc gia đình và thành công trong cuộc sống.

– Hãy lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới lắng nghe và thấu hiểu người khác.

– Hãy lắng nghe chân thành, tập trung và có chọn lọc.

1.0

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0.25
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25

 

Đọc hiểu Hiểu về trái tim Minh Niệm - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối, ta sẽ nghe được nhiều tiếng động xung quanh đang diễn ra, dù đó có là tiếng thở dài não ruột của một người đang ở nơi xa, hay ngay cả “tiếng vô thanh” của dòng sông và ngọn đồi. Cuộc sống luôn hối hả vội vàng, nên dễ khiến ta quên dần thói quen lắng nghe sâu sắc bằng trái tim. Nhiều khi người kia đã nói rất rõ ràng mà ta còn chưa chịu hiểu, huống hồ họ chỉ nói nửa câu hay im lặng để ta tự suy ngẫm. Vì có những niềm đau đã giấu kín trong lòng thì không thể dễ dàng nói ra nếu người nghe không biểu lộ được sự rung cảm chân thành từ nơi trái tim… Cho nên, phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ khác. Vậy từ bây giờ ta hãy tìm cho mình một không gian tĩnh lặng để tập nghe rõ lại từng bước chân và hơi thở của mình. Đó là những âm thanh rất gần gũi và quan trọng mà ta đã quên lãng từ lâu. Ngoài ra, ta hãy cố gắng tập im lặng lắng nghe từng dòng cảm xúc nhớ nhung hay khát khao, từng ý niệm giận hờn hay ganh ghét, những quyết định sai lầm hay những lần tự mãn, và ngay cả khi tâm tư hoàn toàn vắng lắng để ta nhận ra từng thái độ sống của mình. Chỉ cần im lặng lắng nghe mà đừng vội can thiệp hay phán xét, để ta có cơ hội hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn… Nhờ đó, ta sẽ có nhiều cơ hội làm chủ chính mình. Làm chủ được chính mình cũng chính là làm chủ được cuộc đời mình. Khi làm chủ được cuộc đời mình, ta mới đủ bản lĩnh mời người khác cùng tham dự mà không gây khổ lụy cho nhau, đủ sức dắt nhau đi qua những quãng đời gian khó.

(Trích“Hiểu về trái tim”, Minh Niệm, NXB Trẻ 2013)

Câu 1.Đoạn trích trên sử dụng kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2.Theo tác giả, khi nào người ta sẽ nghe được cả “tiếng động” và “tiếng vô thanh” của đời sống?

Câu 3.Anh/chị hiểu thế nào là “lắng nghe chính mình”?

Câu 4.Anh/chị có đồng tình với quan niệm của tác giả:phải lắng nghe và thấu hiểu chính mình thì ta mới nghe và thấu hiểu được những kẻ kháckhông? Vì sao?

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực phương thức biểu đạt

Lời giải:

Câu 1:

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích gồm: nghị luận, biểu cảm.

Câu 2:

Khi ta im lặng, dừng hết mọi lao xao, buông xả hết những mong cầu hay chống đối ta sẽ nghe được “tiếng động” và “tiếng vô thanh” của đời sống

Câu 3:

“Lắng nghe chính mình” có thể hiểu là:

- Lắng nghe để biết, để biết bản thân mong gì, muốn gì.

- Lắng nghe chính mình để sống thành thực với những cảm xúc của bản thân.

- Lắng nghe chính minh cũng là cách bạn hiểu được giá trị của bản thân với thế giới.

Câu 4:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả

- Lí giải:

Thấu hiểu bản thân là điều vô cùng khó khăn, bởi chúng ta luôn có xu hướng tự che giấu, tự bao biện cho những mong muốn hoặc sai lầm của bản thân. Bởi vậy, chỉ khi thực sự hiểu bản thân cần gì, muốn gì thì khi ấy mới có thể hiểu người khác muốn gì.

Đọc hiểu Hiểu về trái tim Minh Niệm - Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi.Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người.Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.
(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng.Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

( Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2.Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: «khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ,»?

Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực phương thức biểu đạt

Lời giải

I

ĐỌC HIỂU

3.0
Câu 1 Thao tác lập luận: Bình luận. 0.5
Câu 2 Theo tác giả, chúng ta “cần thái độ lắng nghe hết lòng”. 0.5
Câu 3 – Tác giả cho rằng: «khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ»vì khi được lắng nghe, người đang khổ sẽ cảm thấy được đồng điệu, được cảm thông, được san sẻ. Lúc ấy tâm trạng của họ sẽ khá hơn, do đó tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò là người thầy thuốc. 1.0
Câu 4 – Ngừng trò chuyện, hãy lắng nghe, đừng làm phiền, đừng cắt ngang câu chuyện của họ.
– Cổ vũ người nói để họ được tự nhiên, thoải mái bày tỏ nổi niềm.
– Hãy lắng nghe một cách chân thành và cảm thông với điều người khác chia sẻ.
1.0