Phòng mua hàng là gì

Mô tả công việc của Nhân viên Mua hàng                             02/11/2020 20:59                                                            Nhân viên mua hàng là người chịu trách nhiệm hoạt động thu thập hoặc mua hàng hóa và dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Người làm việc ở vị trí nhân viên mua hàng cần có kiến thức sâu sắc về nghiên cứu thị trường cùng với kỹ năng phân tích vững vàng để xác định nhà cung cấp có lợi nhất.


Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí nhân viên mua hàng thì việc tìm hiểu mô tả công việc sẽ giúp bạn hiểu rõ các trách nhiệm và yêu cầu cơ bản cần đáp ứng được. Vì vậy, nếu bạn là ứng viên thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về nghề thu mua và cách làm sao để có thể thăng tiến trên con đường sự nghiệp mà không phải ai cũng biết.

Show
Phòng mua hàng là gì

Công việc của nhân viên mua hàng là gì

I. Những việc làm mua hàng HOT

Nếu bạn đang có ý định tìm kiếm việc làm mua hàng thì đừng bỏ lỡ những việc làm mua hàng Hot đang được tuyển dụng nhiều dưới đây nhé.

  • Chuyên viên mua hàng
  • Trưởng Phòng Mua Hàng
  • Chuyên Viên Mua Hàng
  • Kế Toán Mua Hàng
  • Phó Phòng Mua Hàng
  • Trưởng Nhóm Mua Hàng
  • Trưởng Bộ Phận Mua Hàng
  • Thực Tập Sinh Mua Hàng
  • Trợ Lý Trưởng Phòng Mua Hàng    Mẫu CV xin việc nhân viên mua hàng

II. Mô tả công việc của Nhân viên mua hàng Nhiệm vụ của nhân viên mua hàng không quá khó với những yêu cầu cơ bản như:

  • Đối chiếu hàng hóa được yêu cầu với danh sách chính để xác nhận nhu cầu thu mua; xác thực các mục chưa rõ ràng; đề xuất giải pháp thay thế.
  • Kiểm soát hàng tồn kho để chuyển tiếp hàng có trong kho; lên lịch giao hàng.
  • Lập đơn đặt hàng trên cơ sở xác nhận các thông số và giá cả; thu thập kiến nghị từ nhà cung ứng để thay thế hàng hóa; xin phê duyệt từ bộ phận trưng thu.
  • Chuyển đơn hàng cho nhà cung ứng.
  • Đối chiếu danh mục hàng hóa đã nhận so với đơn hàng để nghiệm thu hàng; xử lý lô hàng bị lỗi với nhà cung cấp.
  • Chuyển giao tài liệu nghiệm thu để ủy quyền thanh toán mua hàng.
  • Phân loại và hoàn thiện hồ sơ để dễ dàng tìm kiếm thông tin.
  • Thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu để lập kế hoạch thu mua và kiểm soát thông tin.
  • Tham gia các khóa đào tạo để cập nhật kiến thức mới trong nghề.
  • Hoàn thành các nhiệm vụ thu mua và tổ chức được phó phòng mua hàng hay cấp trên phân công.

III. Yêu cầu trình độ và kỹ năng của Nhân viên mua hàng Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhân viên mua hàng cũng cần đáp ứng yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng nhất định. Một số kỹ năng, trình độ chuyên môn nhân viên mua hàng cần có bao gồm:

  • Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí nhân viên bán hàng, mua hàng hoặc vai trò tương tự.
  • Kiến thức sâu sắc về quy trình tìm kiếm nhà cung cấp (bao gồm nghiên cứu, đánh giá và liên hệ với nhà cung cấp).
  • Sử dụng thành thạo phần mềm mua hàng.
  • Quản lý nguồn cung ứng.
  • Theo dõi chi phí.
  • Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp.
  • Kỹ năng tổ chức tốt.
  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng.
  • Tính toán chi phí, lập hồ sơ, báo cáo.
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế hoặc ngành liên quan.

IV. Làm sao để thăng tiến từ Nhân viên mua hàng lên Quản lý mua hàng? Quản lý mua hàng là mục tiêu nghề nghiệp của bất cứ nhân viên mua hàng nào, người chịu trách nhiệm cao nhất trong bộ phận thu mua. Họ tìm kiếm hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu của công ty, nỗ lực mua hàng có chất lượng tốt nhất với giá hợp lý nhất. Công việc của họ bao gồm nghiên cứu thị trường để xác định xu hướng giá cả và nguồn cung nguyên vật liệu, hàng hóa trong tương lai; xác định nhà cung cấp; thương lượng giá cả; lập giấy đề nghị và đơn đặt hàng; và lưu giữ hồ sơ mua hàng. Ngoài ra, họ còn phụ trách tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên mua hàng và tham giá và xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm hoặc trang thiết bị.

1. Lấy bằng cử nhân Trong trường đại học không hề có chuyên ngành đào tạo riêng cho nghề mua hàng vì vị trí này đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng thực tế hơn là lý thuyết trên sách vở. Tuy nhiên, để có nền tảng kiến thức vững vàng và tiến xa hơn trong nghề, bằng cử nhân vẫn là bước đầu tiên bạn cần đi qua. Thông thường, nhân viên mua hàng tốt nghiệp các chuyên ngành Kinh tế, Ngoại ngữ như Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh thương mại.

2. Tìm việc làm trong lĩnh vực thu mua Để trở thành quản lý mua hàng, tích lũy kinh nghiệm từ vị trí nhân viên trong lĩnh vực thu mua như trợ lý mua hàng hay nhân viên mua hàng là quá trình bắt buộc phải trải qua.

3. Học hỏi thông qua quá trình đào tạo thực tế Bất kể chuyên ngành đại học của bạn là gì, bạn vẫn cần trải qua quá trình đào tạo nội bộ để học hỏi chi tiết về hoạt động của công ty. Hầu hết chương trình đào tạo nhân viên thu mua kéo dài từ 1-3 năm và bao gồm các khía cạnh như lập hóa đơn, mua hàng và quản lý hàng tồn kho. Các công ty sản xuất còn bao gồm nội dung về nhà cung cấp, thị trường và giá cả hàng hóa.

4. Học lấy bằng Thạc sỹ Lấy được bằng Thạc sỹ là một trong những con đường đưa bạn đến với chức vụ quản lý mua hàng một cách thuận lợi. Một số trường cung cấp chương trình quản lý mua hàng, nghiên cứu quá trình đánh giá nhu cầu, ra quyết định mua hàng và đàm phán hợp đồng. Ngoài ra, khóa học còn kiểm tra lĩnh vực logistics, luật thương mại, quản lý kênh và các hoạt động. Dù bạn là nhà tuyển dụng hay ứng viên thì câu hỏi phỏng vấn nhân viên mua hàng cũng nên quan tâm để có thể thực hiện nhiệm vụ và mong muốn của mình tốt nhất. Khi có những câu hỏi được chuẩn bị sẵn, nhà tuyển dụng sẽ không phải tốn thời gian để nghiên cứu, tìm tòi trong quá trình phỏng vấn năng lực của ứng viên. Còn đối với người tìm  việc làm, dự đoán và trả lời được những gì nhà tuyển dụng thường đặt ra đối với vị trí này sẽ giúp tăng thêm phần tự tin để có cơ hội trúng tuyển lớn. Nếu có ý định tham gia ứng tuyển vị trí nhân viên mua hàng đừng bỏ qua những mẫu CV xin việc nhân viên mua hàng được cập nhật với đầy đủ các mẫu trên Joboko.com nhé. Bên cạnh đó, với những bạn trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm phỏng vấn thường sẽ bỡ ngỡ, bối rối vì không biết chuẩn bị kiến thức, kỹ năng gì. Đặc biệt, những câu hỏi xử lý vấn đề luôn khiến các bạn lo lắng bởi nhà tuyển dụng đánh giá khá cao về khả năng này của ứng viên. Vì vậy, với những kinh nghiệm xương máu đi phỏng vấn nhân viên thu mua mà Blog việc làm chia sẻ, hy vọng bạn để có thể vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng.

MỤC LỤC:
I. Những việc làm mua hàng HOT​
II. Mô tả công việc của Nhân viên mua hàng
III. Yêu cầu trình độ và kỹ năng của Nhân viên mua hàng
IV. Làm sao để thăng tiến từ Nhân viên mua hàng lên Quản lý mua hàng?

Xem Thêm: Việc làm Nhân viên mua hàng

Đọc thêm: Công việc của Nhân viên Mua hàng tiếng Trung là làm gì?

Đọc thêm: Câu hỏi tình huống cho nhân viên mua hàng, thu mua

Video liên quan