Thầy đồ nghĩa là gì

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "thầy đồ", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ thầy đồ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ thầy đồ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. Đồ Bư Thầy đồ dạy nghề.

2. Trung tâm bức tranh là thầy đồ đang ngồi trên ghế, tay trái cầm sách, tay phải cầm bút chỉ vào trang sách.

3. Ông giảm các hình phạt trong các khu vực của mình, miễn giảm thuế cho các lang y và thầy đồ, và thiết lập sự tự do tôn giáo.

4. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v...Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.

Trong nền khoa cử Nho học, những người học sinh (anh khóa) đã thi qua 3 kỳ thi đỗ Tú Tài (trước 1828 gọi là Sinh đồ) - tên dân gian gọi là ông Đồ. Lúc đó, những sinh đồ tuy là đậu những kỳ thi cấp thấp hoặc thi không đỗ đạt, nhưng chưa đủ cao để được nhà nước quân chủ và phong kiến bổ làm quan, họ hoặc là phải học thêm để thi những kỳ thi cao hơn được tổ chức sau đó (như là thi Hội và thi Đình, xem thêm tại bài Khoa bảng Việt Nam), hay là tạm kiếm sống bằng những nghề dạy học (còn gọi là "thầy đồ"), viết thuê,... Trong thời chuyển đổi sang tân học, học chữ Quốc ngữ mà không còn học chữ Hán nữa, những ông đồ không có việc làm đã sinh sống bằng nghề viết chữ thuê, như trong bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên. Sau đây xin trích một đoạn:

Thầy đồ nghĩa là gì

Thày đồ dạy trẻ vào thế kỷ 19

Thầy đồ nghĩa là gì

Ông đồ đang viết chữ

Thầy đồ nghĩa là gì

Ông đồ Văn Miếu

Thầy đồ nghĩa là gì

Nhà thư pháp "Lê Thiên Lý", một "ông đồ" ngày nay

Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông người qua...

Ông đồ, Vũ Đình Liên

Ngày nay, chữ "ông đồ" cũng được dùng để gọi những người có liên quan hay là có tiếp xúc với chữ Hán, với nền văn hóa Nho giáo, chẳng hạn những người viết chữ thư pháp hàng năm [1][2] vào dịp Tết hay là những người nghiên cứu Hán-Nôm. Là nét đẹp văn hoá sự tôn vinh giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Ảnh hưởng của nền văn hóa Nho giáo về hình ảnh "Ông Đồ" cho đến nay vẫn còn được lưu giữ qua hình ảnh các "Phố Ông Đồ" tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tôn vinh và gìn giữ một giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Nhận xét về các "Phố Ông Đồ" này, Nhà báo, Thạc sĩ văn hóa Nguyễn Thành Luân cho rằng, cũng giống như không gian hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được biết đến như “Làng sĩ tử” ở phía Bắc thì ở Phố Ông Đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh (tọa lạc tại góc đường Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch, quận 1) cũng có những nét riêng có rất độc đáo. Về lịch sử của Phố Ông Đồ tại Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền cùng với tục xin chữ ở vùng đất Nam bộ bắt nguồn từ thế kỷ thứ 17, tức có từ thời chúa Nguyễn vào khai phá vùng đất phương Nam, cùng với các đợt người Việt (người Kinh từ miền Bắc, miền Trung) di cư vào theo. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ 17 khi người Hoa đến quy thuận chúa Nguyễn và bắt đầu quá trình khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai thì tục xin chữ đã được chính các cộng đồng người Hoa, người Việt (miền Bắc, di cư đến trước đó) cùng với người bản địa (Khmer, Chăm,…) cùng nhau duy trì, giữ gìn thường xuyên cho đến ngày nay, nhất là vào các dịp Tết cổ truyền và đầu năm. Do đó, quá trình cộng cư lâu dài bên nhau, cùng việc ảnh hưởng, giao lưu văn hóa giữa người Việt, người Hoa với người bản địa đã tạo ra yếu tố đa văn hóa ở vùng đất Nam bộ và cũng ảnh hưởng ít nhiều đến nét đặc trưng riêng của tục xin chữ ở đây[3].

Ông Đồ được nhắc đến trong một bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên với một cảm xúc đầy tiếc nuối cho một di sản văn hóa Việt Nam như ông Đồ bị lụi tàn.

  1. ^ “Phố ông đồ”- hình ảnh Tết xưa giữa Sài Gòn, 24h, 08/02/2015
  2. ^ Tình tiết gây sốc trong cuộc sát hạch ông đồ ở Văn Miếu, Vietnamnet, 02/02/2015
  3. ^ Báo Điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn). “Độc đáo nét văn hóa xin chữ đầu năm ở TPHCM”.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ông_đồ&oldid=68197411”

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

thầy đồ tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ thầy đồ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ thầy đồ trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ thầy đồ nghĩa là gì.

- Người dạy học chữ nho ngày xưa.
  • quân dù Tiếng Việt là gì?
  • thu thập Tiếng Việt là gì?
  • binh di Tiếng Việt là gì?
  • tẩy trừ Tiếng Việt là gì?
  • trọng trấn Tiếng Việt là gì?
  • nhật báo Tiếng Việt là gì?
  • mông quạnh Tiếng Việt là gì?
  • truyền tin Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của thầy đồ trong Tiếng Việt

thầy đồ có nghĩa là: - Người dạy học chữ nho ngày xưa.

Đây là cách dùng thầy đồ Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ thầy đồ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.