Thuốc chuột mèo ăn có chết không

Mèo ăn phải bả sẽ khiến chúng bị ngộ độc, mất sức và nhanh chóng tử vong. Và thời gian chính là yếu tố tốt yếu để cứu lại tình mạng của chúng nếu bạn biết cách xử lý nhanh chóng. Dưới đây là cách xử lý nhanh khi mèo ăn phải bả.

CÁCH XỬ LÝ NHANH KHI MÈO ĂN PHẢI BẢ LÀ GÌ?

Dấu hiệu mèo ăn phải bả hoặc bị nhiễm độc

Mèo ăn phải bả, hít phải chất độc hay liếm phải chất độc khi tự làm vệ sinh cơ thể đều khiến chúng bị nhiễm độc và có nguy cơ tử vong. Thời gian thực sự là điều cốt yếu trong những vụ ngộ độc, khi chất độc đi vào cơ thể chỉ sau 1 thời gian ngắn nó có thể ngấm vào máu và lan rộng.

Cụ thể, sau khi ăn phải bả 1 tiếng, mèo sẽ có các biểu hiện gấp như sùi bọt mép, co giật mạnh, đồng tử đứng yên, sốt cao… Việc xác nhận được các dấu hiệu mèo ăn phải bả hoặc bị nhiễm độc sẽ giúp cơ hội sống sót của mèo cao hơn.

Mèo bị nhiễm độc sẽ có các biểu hiện sau:

  • Chán ăn, bỏ ăn.
  • Khó thở, thở dồn dập.
  • Hơi thở hôi bất thường.
  • Nôn mửa (có thể nôn ra máu), sùi bọt mép.
  • Mèo đi lại không vững, lảo đảo.
  • Mèo bị co giật.

Cách xử lý nhanh khi mèo ăn phải bả

Ngay sau khi phát hiện mèo có triệu chứng ăn phải bả, hãy giữ bình tĩnh làm phương pháp gây nôn. Các chuyên gia thú y cho biết, việc gây nôn sẽ quyết định 80% mạng của các chú mèo nếu ăn phải bả. Bạn cũng không cho mèo uống nước ngay bởi nước có thể đẩy nhanh dẫn truyền chất độc đi khắp cơ thể.

Việc gây nôn chỉ thực hiện trong vòng 2 giờ sau khi ăn phải bả hoặc chất độc, sau khi gây nôn khẩn cấp cho mèo, bạn cần đem mèo đến bác sĩ thú y gần nhất.

Cách giúp mèo nôn ra chỉ áp dụng được cho mèo không bất tỉnh nhân sự hoặc bị co giật. Các trường hợp khác khi bạn không rõ chú mèo bị ngộ độc vào khoảng thời gian nào, không chắc về lý do gây ngộ độc thì tốt nhất không thử vận may theo cách này mà hãy đưa mèo đi thú y ngay lập tức.

Bởi với những trường hợp khác như mèo nuốt phải axit, vật nhọn, kiềm, hay mèo đã tự bị nôn trước đó…  thì cách làm mèo nôn ra ngược ra chỉ càng nguy hiểm. Hoặc nếu mèo ăn phải chất độc đã quá 2 tiếng, thì việc gây nôn cũng không còn đem lại hiệu quả.

Cách gây nôn cho mèo như sau:

Bạn có thể dùng Oxy già để làm chất kích thích nôn. Oxy già 3% có thể mua được bất kì hiệu thuốc nào, và ta cũng chỉ được phép dùng đúng loại oxy già 3% này.

Liều dùng: 1 thìa cafe – (5ml) – 5kg trọng lượng.

Thực hiện:

Bạn cho mèo uống dịch oxy già 15 phút/ lần, uống tối đa 3 lần cho tới khi chúng nôn ra được. Tuy nhiên vì mèo không thích mùi vị đáng sợ của oxy già nên bạn có thể trộn dung dịch này với mật ong hoặc kem vani ngọt ngọt.

Nếu mèo không quá mệt hoặc yếu, bạn hãy ngăn ngồi hoặc nằm. Có thể xích mèo nhưng vờ đánh nhẹ để mèo chịu di chuyển sẽ có lợi cho sự hoạt động của oxy già trong dạ dày.

Tốt nhất nên dùng ống tiêm bỏ đầu hoặc cũng dùng thìa để cho mèo ăn dung dịch gây oxy già nôn. Nếu dùng thìa cần làm đúng quy trình là đổ dung dịch vào phần khe giữa 2 hàm răng cạnh lưỡi để mèo không bị sặc.

Sử dụng Oxy già để kích thích nôn chất độc là cách thức hiệu quả nhất để xử lý tạm thời. Nhưng bạn cũng có thể dùng thử một vài cách thức khác như dùng nước muối đặc (3 thìa cafe / 250ml), dùng chanh kích thích nôn nhưng không hiệu quả như sử dụng oxy già. Và trong 2 tiếng ngắn ngủi sơ cứu cho mèo, bạn vẫn nên dùng oxy già để làm tăng khả năng chữa ngộ độc cao hơn cho mèo.

Cách xử lý sau gây nôn cho mèo ăn phải bả

Sau khi mèo nôn bả độc, bạn theo dõi mèo và nếu thấy tình hình có tiến triển tốt, mèo có thể không phải tới bác sĩ nhưng bạn cần cho mèo uống một số loại thuốc giải độc và tiếp tục theo dõi để chắc chắn mèo đã an toàn. Các chất giải độc – kìm hãm độc tố gồm có:

  • Nước gừng.
  • Nước đậu xanh loãng.
  • Than hoạt tính mua từ hiệu thuốc, có thể trộn mật ong hoặc kem vani.
  • Thuốc nhuận tràng.

Còn nếu mèo của bạn bị ngộ độc nặng, thì sau khi gây nôn bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay để được khám và điều trị, Trước khi đưa mèo đến bác sĩ thú ý, bạn cần giữ lại bao bì bả (nếu có) hoặc bả còn dư (nếu còn). Bạn cần ước lượng thông tin về lượng chất độc và thời gian thú cưng bị ngộ độc bởi điều này sẽ rất có ích cho bác sĩ để thực hiện chuẩn đoán và điều trị bổ sung.

Để đề phòng các chú mèo bị dính bả lần nữa, bạn cần chú ý loại bỏ các chất độc hại, bả chuột mà mèo có thể tìm thấy. Nếu trong nhà có nuôi nhiều mèo, bạn cần xích những bé còn lại tránh xa bé đang bị trúng độc. Bởi theo tập quán của loài mèo, khi thấy bạn mình bị trúng độc chúng sẽ lại gần liếm láp an ủi, thậm chí là ăn phần bả vừa nôn ra. Vì thế tốt nhất bạn hãy cách ly mèo bị trúng độc ở một phòng riêng.

Trên đây là một số thông tin về cách xử lý mèo ăn phải bả mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Chúc bạn có được những bé mèo khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc mèo khác, hãy liên hệ ngay với http://vanchuyenchomeo.com/ để được tư vấn.

Mèo bị ngộ độc strychnine hay ngộ độc thuốc diệt chuột là tình trạng ngộ độc cấp tính ở chó, mèo khi vô tình ăn phải thức ăn có chất độc, cần điều trị ngay vì chất độc lây lan nhanh trong thời gian ngắn. ngắn sẽ dẫn đến tử vong.

Vì vậy, khi thấy vật nuôi có dấu hiệu, triệu chứng ngộ độc thuốc diệt chuột, chủ nuôi tuyệt đối không tự xử lý tại nhà mà nên chuyển vật nuôi đến bệnh viện thú y gần nhất để được hỗ trợ và loại bỏ chất. Để tránh gây ngộ độc cho vật nuôi quá lâu mà không được điều trị.

Thuốc chuột mèo ăn có chết không
Chăm sóc mèo bị ngộ độc thuốc diệt chuột

Đây là trường hợp khẩn cấp và mèo của bạn sẽ cần được điều trị ngay lập tức để ngăn chất độc lây lan.

Điều trị tại nhà không được khuyến khích vì con vật có thể gây ngộ độc cấp tính và chết nhanh chóng.

Nếu bạn nghi ngờ rằng con vật của bạn không khỏe do tiếp xúc với thuốc diệt chuột hoặc các loại thực phẩm khác có chứa strychnine – trên cơ sở chất diệt loài gặm nhấm xung quanh khu vực của bạn hoặc bạn quan sát thấy con vật vừa ăn hoặc cắn một loài gặm nhấm hoặc chim – bạn nên đưa thú cưng của bạn đến bác sĩ thú y để được chăm sóc y tế trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Mục tiêu chính của điều trị khẩn cấp là ngăn ngừa co thắt cơ hô hấp, một tác dụng phụ đặc trưng của tình trạng này. Oxy sẽ được yêu cầu nếu con vật của bạn không thể thở bình thường hoặc khó thở. Bác sĩ thú y cũng sẽ cho thuốc để giảm hoạt động của cơ bắp với hy vọng tránh được tình trạng co thắt cơ gây khó thở.

Một con chó hoặc mèo nhập viện vì ngộ độc thuốc diệt chuột sẽ được đặt trong một căn phòng yên tĩnh, ít ánh sáng, vì bất kỳ kích thích bên ngoài nào như tiếng ồn hoặc ánh sáng có thể khiến con vật lên cơn động kinh. Bác sĩ thú y sẽ làm sạch hệ tiêu hóa của mèo bằng cách rửa dạ dày, cho uống nhiều nước và cho uống thuốc kích thích đi tiểu để chất độc được đào thải ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Ở một số bệnh nhân, nôn mửa còn xuất hiện bắt nguồn từ các chất độc ảnh hưởng đến dạ dày. Các chất ức chế và trung hòa chất độc có thể được dùng bằng đường uống để ngăn chặn và trung hòa các chất độc hại, khiến chúng không hoạt động. Thuốc để kiểm soát cơn co giật cũng được sử dụng, vì co giật là vấn đề phổ biến nhất ở bệnh nhân ngộ độc strychnine.

Thuốc chuột mèo ăn có chết không

Tiên lượng sẽ phụ thuộc vào thời gian con vật tiếp xúc với chất độc và thời gian con vật bị ảnh hưởng bởi chất độc. Nếu tiến hành điều trị ngay khi có các triệu chứng ngộ độc hoặc ngay sau khi con vật ăn phải chất độc thì khả năng con vật khỏi bệnh là khá cao.

Kiểm soát cơn động kinh là chìa khóa để con vật hồi phục nhanh chóng và hiệu quả. Sau khi điều trị, bạn sẽ cần đến bác sĩ thú y kiểm tra thêm một vài lần nữa để đánh giá sức khỏe tổng thể của thú cưng và đảm bảo không có bất kỳ tổn thương nào đối với hệ thần kinh, thận hoặc các cơ quan khác.

Ngộ độc thuốc diệt chuột cần xử lý ngay khi con vật có những triệu chứng đầu tiên để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Cách bảo vệ tốt nhất mà bạn có thể làm cho thú cưng của mình là giữ chúng tránh xa các chất độc có chứa strychnine như thuốc diệt chuột, bọ và chất bổ sung Schynine mà con vật có thể ăn phải.
Chúc bạn và thú cưng luôn khỏe mạnh với những chia sẻ từ Thú Cảnh !

Thuốc chuột mèo ăn có chết không