Uống kháng sinh mất sữa phải làm sao

Cho con bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời là mong muốn của hầu hết các bà mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào mọi việc cũng như ý muốn nếu một ngày nào đó bỗng dưng mẹ bị mất sữa khiến mẹ không có đủ sữa cho con bú. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ mất sữa và mẹ phải làm gì để khắc phục tình trạng mất sữa khi cho con bú?

Uống kháng sinh mất sữa phải làm sao

Mất sữa khi cho con bú là nỗi lo lắng của tất cả các bà mẹ

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất sữa khi cho con bú

Sữa mẹ được tiết ra nhờ sự ảnh hưởng của hai nội tiết tố là prolactin và oxytocin. Khi bé bú mẹ, động tác mút vú của bé cũng tạo nên phản xạ tiết oxytocin, giúp mẹ có thêm nhiều sữa. Khi các nang ứ đầy sữa nhưng không được tiết ra ngoài, các tế bào sẽ sản sinh ít sữa lại. Nói cách khác, hoạt động bú mẹ của con chính là “chất xúc tác” mạnh mẽ giúp sữa tiết ra ngày càng nhiều hơn. Nếu bé càng ít bú thì khả năng mất sữa sau sinh sẽ càng cao.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây mất sữa cũng đến từ nhiều lý do chủ quan và khách quan khác, bao gồm

– Stress, trầm cảm: Sau khi sinh nhất là những phụ nữ mang thai lần đầu thường rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn. Tinh thần căng thẳng, stress khiến nội tiết tố thay đổi, mẹ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của tuyến yên, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, làm lượng sữa ngày càng ít dần.

– Dinh dưỡng không đầy đủ: sữa mẹ được sản xuất ra từ máu mẹ, khi cơ thể mẹ không được bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất phải dùng nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể mẹ sản xuất sữa, khi nguồn dự trữ này cạn kiệt thì dẫn tới tình trạng ít sữa dần và mất sữa. Ngoài ra, việc kiêng khem ăn uống quá mức hoặc ăn uống quá khắc khổ sau sinh sẽ làm mẹ thiếu chất và không đủ dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa mẹ.

– Không có thời gian nghỉ ngơi: Sau 9 tháng mang thai và đặc biệt là trải qua quá trình “vượt cạn”, người phụ nữ thường tiêu hao rất nhiều sức lực nên rất cần nghỉ ngơi để tăng tốc độ phục hồi cơ thể. Nếu không cơ thể sẽ chóng rơi vào tình trạng mệt mỏi và suy yếu, làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên, khiến cơ thể rất khó tiết ra sữa nuôi con.

– Cho con bú chưa đúng cách : Cho bé bú đúng cách là phương pháp hiệu quả để kích thích tuyến vú tiết sữa. Nếu mẹ cho bé bú quá ít hoặc sai tư thế sẽ khiến tuyến vú không nảy sinh được phản xạ tiết sữa.

– Sinh mổ: Mặc dù sinh mổ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ nhưng việc tiết sữa ban đầu sẽ có phần khó khăn hơn do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

– Cho bé bú bình sớm: Khi bé được bú bình sẽ quen với núm vú giả và bỏ bê sữa mẹ. Trong khi đó, sữa mẹ muốn tiết nhiều và không bị tắc phải cần bé mút bú liên tục.

– Không uống đủ nước: Nước là thành phần quan trọng trong việc “sản xuất” sữa của cơ thể. Nếu mẹ không uống đủ nước sẽ khiến tuyến vú không đủ nước tiết ra sữa.. Do đó, nếu thiếu nước cũng dẫn đến việc ít và mất sữa mẹ.

– Do thực phẩm dùng khi cho con bú: Nếu mẹ ăn phải một số loại thực phẩm như lá lốt, măng, bạc hà, lá dâu … hoặc các thức uống có chứa cồn cafein cũng có thể dẫn đến tình trạng mất sữa.

– Mất sữa do bị tắc tia sữa : Lượng sữa còn đọng lại trong bầu sữa nhiều sau mỗi lần bú không những làm tắc tuyến sữa, viêm vú, áp xe tuyến vú mà còn dẫn tới tình trạng mất sữa do khi bị căng sữa lâu cơ thể mẹ hiểu rằng sản xuất sữa vượt quá nhu cầu của bé nên tự điều chỉnh để sản xuất sữa ít đi.

Làm gì nếu mẹ bị mất sữa khi cho con bú?

Mất sữa sau khi sinh ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dưỡng chất vô cùng quý giá cung cấp cho bé đồng thời cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ. Vậy phải làm gì nếu không may bạn lại rơi vào trường hợp này?

Uống kháng sinh mất sữa phải làm sao

Cho trẻ bú nhiều và đúng cách là cách tốt nhất kích thích tạo sữa

Việc quan trọng nhất mà các mẹ cần làm trước tiên là phải kích thích tạo sữa bằng cách cho trẻ ngậm bắt vú mẹ càng nhiều lần càng tốt. Khi trẻ có dấu hiệu đói, mặc dù bà mẹ không cảm giác căng sữa nhưng cũng nên cho bé ngậm bú vú mẹ. Tốc độ tạo sữa dựa vào độ trống của tuyến sữa và ống dẫn sữa sau cữ bú. Càng trống, sữa tạo cho lần sau sẽ càng nhanh, tức là cho bú càng nhiều, sữa càng nhiều. Điều quan trọng nhất là phải cho trẻ bú thường xuyên và bú đúng cách thì vú sẽ tiết nhiều sữa. Trong một cữ bú, nếu bé bú không hết, mẹ nên dùng máy hút hoặc nặn bằng tay cho sạch sữa hai bên. Cữ bú sau, mẹ luôn phải bắt đầu từ bên ngược lại, không phải là bú một bên nhiều lần cho hết sữa.

Sự bài tiết sữa còn chịu ảnh hưởng bởi những ý nghĩ và cảm giác của bà mẹ. Nếu mẹ cảm thấy thoải mái, hài lòng yêu thương trẻ và tin tưởng vào nguồn sữa của mình thì vú sẽ chảy nhiều sữa, còn nếu mẹ luôn trong tâm trạng lo lắng buồn phiền sẽ hạn chế sự xuống sữa. Vì vậy, khi cho bé bú, tâm lý mẹ phải thật thoải mái thì sữa mới về nhiều và chất lượng.

Ngoài ra, trong thời gian cho con bú bà mẹ cần được sự yêu thương chăm sóc của các thành viên trong gia đình, nhất là người chồng, mẹ chồng, tránh những xích mích, cãi cọ trong gia đình, bởi vì yếu tố tinh thần đóng một vai trò rất quan trọng, nếu bà mẹ mất ngủ do suy nghĩ thì cũng sẽ mất sữa.

Về chế độ dinh dưỡng, các mẹ cần ăn đa dạng thực phẩm, ăn tăng hơn so với bình thường để có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn cần đủ bốn nhóm thực phẩm: chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ…, chất béo (dầu, mỡ, bơ), chất đường bột (gạo, mì, khoai…), vitamin và khoáng chất (rau xanh và hoa quả tươi).

Mỗi ngày mẹ cũng nên uống từ 2,5 đến 3 lít nước bao gồm sữa, nước quả, nước canh, nước lọc…, nên uống trước khi cho con bú và cả sau khi cho con bú. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể uống một ly sữa, ban đêm sau khi cho con bú cần uống ngay một ly nước để sữa mau về.

Mẹ có thể ăn thêm một số món ăn truyền thống như cháo ninh cùng đu đủ xanh vừa mau nhừ xương, vừa có tác dụng lợi sữa. Có thể ăn thêm cháo lạc, cháo hoặc chè vừng đen. Hằng ngày có thể uống thêm cả nước chè vằng cũng có tác dụng kích thích tiết nhiều sữa nữa.

Tóm lại để khắc phục tình trạng mất sữa cho con bú mẹ hãy cho bé bú thường xuyên, đúng cách, nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất, uống nhiều nước ấm, không uống nước lạnh, bổ sung vitamin, uống thêm sữa, sữa non để tăng kháng thể, khoáng chất truyền cho bé.

Theo: Procarevn.vn

Em đang cho con bú (con em mới hơn 1 tháng tuổi) thì phải làm sao cho khỏi bệnh? Nếu dùng kháng sinh thì có ảnh hưởng đến sữa không thưa bác sĩ? Vì em thấy sữa ít hẳn nên sợ dùng kháng sinh sẽ mất sữa.

Trần Thị Thủy ()

Đối với phụ nữ đang cho con bú bị nhiễm khuẩn hô hấp nói chung và nhiễm khuẩn amidan nói riêng cần được điều trị triệt để. Nếu bạn bị viêm amidan mà chỉ dùng thuốc hạ sốt thì chưa đủ mà phải dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn thì mới hết sốt được. Vì viêm amidan là quá trình sưng tấy và làm mủ tại amidan nên người bệnh thường sốt cao 39-40oC(có khi nóng, có khi lạnh). Nếu không dùng kháng sinh thì bệnh sẽ kéo dài đôi khi nguy hiểm nhất là nếu viêm do liên cầu.

Có thể bạn băn khoăn vì đang cho con bú nhưng không sao, một số kháng sinh vẫn được dùng cho bà mẹ đang nuôi con bú. Vậy bạn đã khám bác sĩ chẩn đoán viêm amidan thì bạn cần dùng thuốc chống viêm, hạ sốt và kháng sinh chống nhiễm khuẩn theo đúng chỉ định của bác sĩ đã kê đơn. Kết hợp súc họng bằng nước muối loãng và vệ sinh răng miệng hằng ngày để bệnh nhanh khỏi. Thường khi bị bệnh mà dùng thuốc hạ sốt giảm đau thì lượng sữa cũng ít đi. Hơn nữa, do người mệt và ăn không ngon miệng nên bà mẹ ăn được ít hơn nên dễ bị thiếu sữa cho con bú.

Vì vậy, lúc này bạn cần uống ngay kháng sinh để nhanh khỏi bệnh chứ không phải là sợ mất sữa mà không uống. Sau khi khỏi bệnh trẻ bú nhiều sẽ kích thích xuống sữa trở lại. Muốn không bị mất sữa, bạn cần cố gắng ăn nhiều bữa và uống nhiều nước để giúp hạ sốt cũng như tăng tiết sữa để không bị thiếu sữa bạn nhé.


Các mẹ vẫn thường rỉ tai nhau rằng có thể bị mất sữa hoàn toàn sau khi uống kháng sinh, liệu chuyện này có thật hay không?

Trong thời gian cho con bú, mẹ thường được khuyên hạn chế dùng thuốc kháng sinh đến mức thấp nhất vì có khoảng 1 – 5% thuốc sẽ đi vào sữa, khi em bé bú sẽ nuốt phải thuốc kháng sinh này, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên vì một số lý do bắt buộc, chẳng hạn như sau sinh mổ, bị tắc sản dịch, nhiễm trùng… mà mẹ phải dùng thuốc. Việc này sẽ ảnh hưởng đến con như thế nào?

Uống thuốc kháng sinh có gây mất sữa không?

Mất sữa là vấn đề khá phổ biến của mẹ sau sinh, trong đó mẹ sinh mổ có khả năng mắc phải cao hơn. Mất sữa sau sinh có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn hoặc mất sữa hoàn toàn, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Trong các nguyên nhân gây mất sữa thì mất sữa sau khi uống kháng sinh được nhắc đến khá nhiều. Có thể nói tất cả các loại thuốc kháng sinh khi đi vào cơ thể người mẹ đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của hai mẹ con, gây ức chế hormone tiết sữa và hoạt động của tuyến sữa, nhưng ảnh hưởng đó không giống nhau giữa các loại thuốc.

Uống kháng sinh mất sữa phải làm sao
Một số loại thuốc có ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa

Có nhiều mẹ sau khi uống kháng sinh thấy sữa ít dần nhưng không mất hẳn, một số ít trường hợp thì mất sữa hoàn toàn sau khi uống kháng sinh. Chúng ta có thể giải thích rằng có loại kháng sinh gây mất sữa, có loại thì không. Tuy nhiên để bị mất sữa hoàn toàn thì có lẽ còn kết hợp với nhiều nguyên nhân khác chứ không chỉ đơn thuần là do thuốc.

Các loại thuốc kháng sinh cần cẩn trọng khi dùng trong thời gian cho con bú

Một số loại thuốc kháng sinh sau thường được các bác sĩ chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu sử dụng, mẹ có thể bị mất sữa và nhiều ảnh hưởng khác đến sức khỏe bé thậm chí là tử vong.

– Kháng sinh nhóm Tetracyline: Dùng để chữa  bệnh đường ruột. Nếu chỉ điều trị trong thời gian ngắn, Tetracyline có thể tạo phức với calcium trong sữa và không gây ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên nếu điều trị lâu dài, nên tránh Tetracyline đến mức cao nhất có thể.

– Kháng sinh nhóm Metronidazol: Dùng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo. Mẹ dùng Metronidazol khi đang cho con bú có thể làm sữa có mùi khó chịu, đổi màu sữa, trẻ từ chối bú mẹ hoặc nặng nhất là trẻ đi phân lỏng.

– Kháng sinh nhóm Nitrofurantoin: Bài tiết qua sữa mẹ rất ít, nhưng có thể khiến trẻ bị thiếu máu.

– Kháng sinh nhóm Chloramphenicol: Dùng để điều trị nhiễm trùng kỵ khí nặng. Chloramphenicol gây hóa cốt khung xương và hội chứng xám có thể khiến trẻ sơ sinh tử vong.

– Kháng sinh nhóm penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nhẹ tạm thời.

– Kháng sinh Vibramycin, Minocine có thể gây ngộ độc, giảm sự phát triển xương, ảnh hưởng đến màu răng của trẻ.

Một số thuốc kháng sinh an toàn cho mẹ và bé

– Kháng sinh nhóm Beta-Lactam: Bài tiết qua sữa mẹ một lượng rất nhỏ nhưng nên hạn chế dùng ở mẹ sinh non trên 2 tháng.

– Kháng sinh nhóm Sulfat được xem là an toàn cho mẹ trong thời gian cho con bú.

– Thuốc giảm đau paracetamol, ibuprophen, codein, naproxem có thể dùng khi cần thiết.

– Thuốc kháng histamin thế hệ I an toàn với cả mẹ và con ngay cả khi dùng liều cao.

Việc chỉ định dùng kháng sinh trong thời gian cho con bú cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng vì nếu sai một ly có thể đi một dặm. Trước khi có ý định dùng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ hãy chắc chắn rằng mình đã tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc tham khảo bài viết mất sữa uống thuốc gì và câu trả lời từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con nhé.

MẸ LƯU Ý:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để trẻ có thể hoàn thiện sức đề kháng, hệ tiêu hóa và trí thông minh. Không một sản phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mabio.vn