Bài 3.5, 3.6, 3.7 phần bài tập bổ sung trang 42 sbt toán 7 tập 2

Cho đường thẳng \[d\]và hai điểm \[A, B\]nằm cùng một phía của \[d\]và \[AB\]không song song với \[d.\]Một điểm \[M\]di động trên \[d.\]Tìm vị trí của \[M\]sao cho \[\left| {MA - MB} \right|\]là lớn nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 3.5
  • Bài 3.6
  • Bài 3.7

Bài 3.5

Chứng minh rằng trong một đường tròn, đường kính là dây lớn nhất.

Phương pháp giải:

Trong một tam giác:

+] Hiệu độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại

+] Độ dài một cạnh bao giờ cũng nhỏ hơn tổng độ dài của hai cạnh còn lại

Lời giải chi tiết:

Giả sử \[CD\] là một dây của đường tròn tâm \[O\] bán kính \[R\] và \[AB\] là một đường kính của nó. Ta có:

-Nếu \[C, O, D\] không thẳng hàng thì trong tam giác \[COD\] có

\[CD < OC + OD\] \[= 2R = AB.\]

- Nếu \[C, O, D\] thằng hàng thì

\[CD = OC + OD\] \[= 2R = AB\]

Vậy trong mọi trường hợp ta luôn có đường kính là dây lớn nhất.

Bài 3.6

Chứng minh Bất đẳng thức tam giác mở rộng : Với ba điểm \[A, B, C\] bất kỳ, ta có

\[AB + AC BC\]

Phương pháp giải:

Sử dụng:

Trong một tam giác:

+] Hiệu độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại

+] Độ dài một cạnh bao giờ cũng nhỏ hơn tổng độ dài của hai cạnh còn lại

Lời giải chi tiết:


- Nếu \[A, B, C\] không thẳng hàng thì trong tam giác \[ABC\] ta có \[AB + AC > BC\] [bất đẳng thức tam giác]

- Nếu \[A, B, C\] thẳng hàng và \[A\] ở giữa \[B\] và \[C\] hoặc trùng \[B, C\] thì \[AB + AC = BC\] [Hình a]

- Nếu \[A, B, C\] thẳng hàng và \[A\] ở ngoài \[B\] và \[C\] thì \[AB +AC > BC\] [Hình b]

Vậy với ba điểm \[A, B, C\] bất kỳ ta luôn có \[AB + AC BC\]

Bài 3.7

Cho đường thẳng \[d\]và hai điểm \[A, B\]nằm cùng một phía của \[d\]và \[AB\]không song song với \[d.\]Một điểm \[M\]di động trên \[d.\]Tìm vị trí của \[M\]sao cho \[\left| {MA - MB} \right|\]là lớn nhất.

Phương pháp giải:

Sử dụng bất đẳng thức tam giác. Trong tam giác \[ABC\] ta có: \[|AB-AC|

Chủ Đề