Lắp cửa cho phòng xử lý nước thải

Câu hỏi thường gặp về hệ thống

Hệ thống xử lý nước thải y tế AAO – MBR là công nghệ sinh học được áp dụng tại nhiều phòng khám, bệnh viện, trung tâm y tế hiện nay. Phương pháp này có nhiều ưu điểm và hiệu suất xử lý cao.

Nước thải y tế là loại nước thải đặc thù phát sinh từ các cơ sở khám chữa bệnh như bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá… Đây là nguồn ô nhiễm độc hại chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, chất độc gây bệnh cho con người cần được xử lý triệt để.

Mỗi ngày, một bệnh viện tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân với số lượng bệnh phẩm, nước thải vô cùng lớn. Đây là nguồn gây ô nhiễm nguy hại với môi trường và sức khỏe của con người.

Hiện nay, phần lớn các bệnh viện đang triển khai hệ thống xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc AAO – MBR. Phương pháp này hiệu quả cao với mức độ ô nhiễm lớn, xử lý lượng nước thải nhiều. Hệ thống xử lý nước thải y tế này cũng đảm bảo được sự an toàn với môi trường nhờ công nghệ sinh học được sử dụng.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công nghệ AAO

Dưới đây là sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện công nghệ AAO – MBR được Nihophawa áp dụng cho phần lớn các dự án. Đây là mô hình xử lý nước thải tối ưu với công suất lớn được đầu tư nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình xử lý nước thải bệnh viện, trạm y tế, phòng thí nghiệm…

Công nghệ AAO là gì?

AAO là viết tắt của cum từ Anerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là một trong nhiều công nghệ đang được nhiều đơn vị áp dụng bởi sự ưu việt, hiệu quả cao đem lại.  Đây là công nghệ kết hợp xử lý sinh học 3 hệ vi sinh là kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí được áp dụng nhiều trong hệ thống xử lý nước thải tại trung tâm y tế, bệnh viện, phòng khám.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải AAO

Nước thải được xử lý triệt để dể phân hủy các chất ô nhiễm có trong nước thải của hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Vai trò của từng quá trình như sau

  • Kỵ khí: Khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, phốt pho…
  • Yếm khí: Khử nitrat thành Nitow, giảm BOD và COD.
  • Hiếu khí Chuyển hóa Nh4 thành NO3 và khử BOD, COD…
  • Khử trùng trước khi đi ra môi trường bên ngoài bằng hóa chất chuyên dụng.
Lắp cửa cho phòng xử lý nước thải
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Quy trình hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải được thu gom từ các kênh của bệnh viện được dẫn trực tiếp vào bể điều hòa. Tại bể này có đặt các màng chắn rác với kích thước 5 -10 mm có tác dụng loại bỏ các loại rác thải, vật thể, các chai nhựa… lọt vào hệ thống ống dẫn nước thải xuống bể điều hòa. Nước thải được lưu lại ở bể điều hòa trong 3 – 4 tiếng. Sau đó tiếp tục được xử lý

Ngăn yếm khí dòng ngược với vi sinh vật lơ lửng được kết hợp với khối đệm giá thể bằng PVC chuyên dụng tạo nên màng vi sinh vật kỵ khí, làm tăng mật độ sinh vật lên tới 20.000 / m3 nước thải. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả xử lý theo COD và tổng P lên 80%

  • Ngăn thiếu khi diễn ra qua trình khử nitrat khi một lượng bùn và nước thải chứa nitrat lại được bơm ngược từ ngăn hiếu khí về. Ngăn này chủ yếu diễn ra quá trình hô hấp thiếu khí và kết quả cuối cùng giải phóng N2 bay lên 1 phần COD được xử lý.
  • Ngăn hiếu khí, không khí được bơm vào từ máy thổi khí, mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình oxy hóa hiếu khí các chất hữu cơ và quá trình nitrat hóa diễn ra. Để tới cuối cùng BOD trong nước thải giảm và amoni chuyển thành nitrat

Lắp cửa cho phòng xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải y tế

Như vậy trong 3 ngăn AAO sẽ xử lý được các chất ô nhiễm chủ yếu là hữu cơ (theo BOD và COD), tổng nitơ và tổng photpho.

Sau quá trình này, hỗn hợp nước thải và bùn được qua bể lắng thứ cấp tách bùn hoạt tính và hồi lưu về ngăn anoxyc và ngăn oxyc. Phần bùn dư được đưa về bể chứa bùn.

Sau đó nước thải lần này được đưa về bể khử trùng trước khi thải ra môi trường.

  • Tại ngăn này, có màng siêu lọc MBR với kích thước 0,3 – 0,5 µm lỗ siêu nhỏ. Điều này giúp loại bỏ được gần như toàn bộ vi khuẩn có trong nước thải. Màng này được rửa ngược theo chương trình được cài đặt sẵn.
  • Ngoài ra, người ta cũng có thể khử trùng bằng NaoCL hoặc Ca(OCl)2 dạng viện. Chất khử trùng được hòa tan vào nước và tiêu diệt các vi khuẩn, vi sinh vật gây hại.
  • Khử trùng bằng Cloramin B (C6H5SO23H20) được sử dụng số ít.

Tùy thuộc vào điều kiện và loại cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế nên lựa chọn mô hình cho phù hợp. Các bệnh viện lớn hay các bệnh viện có quy mô lớn nên chọn hệ thống xử lý nước thải y tế với công suất lớn. Càng nhiều bệnh nhân thì hệ thống càng phải đáp ứng phù hợp.

Ví dụ: Hệ thống xử lý nước thải tại trung tâm y tế chỉ nên từ 1 – 8m3 để giảm tải các chi phí cần thiết trong quá trình vận hành.

Các tiêu chí về kỹ thuật xử lý nước thải

Có nhiều cách xử lý nước thải y tế, mỗi phương pháp đều chứa một ưu nhược điểm riêng biệt. Tuy nhiên, để đánh giá kỹ thuật và mức độ hoạt động của HTXL nước thải y tế, khách hàng nên quan tâm tới

  • Hiệu quả XLNT

Mục tiêu quan trọng nhất của hệ thống chính là hiệu quả XLNT. Mọi thông số về nước sau khi xử lý đều cần đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng của các cơ quan quy định. Trong việc lựa chọn, thì hiệu quả chính là chỉ tiêu đầu tiên mà các bạn nên xem xét khi lựa chọn hệ thống.

  • Tuổi thọ và độ bền của hệ thống

Độ bền và tuổi thọ của công trình sử dụng là tiêu chí đánh giá mức độ tin cậy giúp bạn lựa chọn hệ thống cho phù hợp. Đối với các công trình, hệ thống xử lý nước thải phòng thí nghiệm thì tuổi thọ và độ bền là yếu tố then chốt giúp hệ thống hoạt động được trơn tru.

  • Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống

Đây là tiêu chí khuyến khích các nghiên cứu triển khai với khoa học trong nước. Sử dụng thiết bị công nghệ có tỷ trọng nội địa cao phù hợp với dự án trong nước và đặc thù khí hậu Việt Nam. Điều này giúp hệ thống hoạt động tốt hơn. Linh kiện cũng dễ dàng tìm kiếm và thay thế.

  • Thời gian xây dựng

Một hệ thống càng lớn càng tốn nhiều thời gian xây dựng và lắp ráp. Tuy nhiên nhiều trường hợp cần thời gian thi công để vận hành kịp tiến độ. Vì vậy đây cũng được xem là một chỉ tiêu đánh giá để lựa chọn hệ thống cho phù hợp.

Đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tại trung tâm y tế, bệnh viện có quy mô lớn

  • Mức độ hiện đại và tự động hóa công nghệ

Tiêu chí này khá quan trọng và cần được chú trọng. Việc theo dõi bảo hành bảo trì cần được liên tục kiểm tra để đảm bảo việc vận hành hiệu quả. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng có người có năng lực và trình độ để giám sát 24/24. Việc tự động hóa là điều cần thiết. Hệ thống tự động tối ưu hoạt động còn giúp bệnh viện tối ưu được chi phí vận hành của thiết bị.

Lắp cửa cho phòng xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải Nihophawa 1- 8m3
  • Chi phí thực hiện

Tùy thuộc vào điều kiện của từng dự án mà bạn nên lựa chọn hệ thống phù hợp. Nếu kết hợp đầy đủ các yếu tố trên cùng chi phí, đơn vị sẽ giải quyết được bài toán lựa chọn HTXL nước thải sao cho hiệu quả.

Trước mỗi dự án, đơn vị thi công lắp đặt cũng cần khảo sát địa hình, tiến hành đo đạc và nghiên cứu nguồn nước thải của nơi thi công để đánh giá chính xác được tình trạng của nguồn nước. Lựa chọn vị trí đặt hệ thống và thi công cho phù hợp với điều kiện của từng đơn vị.

Nihophawa là đơn vị tư vấn và thì công lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải y tế tại trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên cả nước. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải.

Các tiêu chuẩn, chứng chỉ của hệ thống xử lý nước thải y tế NIhophawa

Lắp cửa cho phòng xử lý nước thải
Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng Nihophawa