Chuột lột có phải từ chỉ đặc điểm không

Giải bài tập Luyện từ và câu: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? trang 122 SGK Tiếng Việt 2 tập 1. Câu 2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

Câu 2

Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

a) Đặc điểm về tính tình của một người : ....

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : .....

c)  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : ....

Phương pháp giải:

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Lời giải chi tiết:

a) Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c)  Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

"Ướt như chuột lột" là câu thành ngữ thường xuyên được sử dụng. Thế nhưng liệu đây có phải là cách dùng đúng?

  • Ông bố đại gia của showbiz Việt mượn con gái 20 ngàn đồng, hành động sau đó của bé nhận mưa lời khen: Dạy con sao mà khéo thế!

Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như cách phát âm, cách biến âm… mà một số thành ngữ tục ngữ ngày nay bị dùng sai so với nguyên tác.

Chẳng hạn, “Ướt như chuột lột” là câu cửa miệng người Việt dùng khi nói về người nào đó bị ướt sũng, ướt nhẹp thê thảm. Nhưng từ trước tới nay, dường như chưa có một sự giải thích về mặt từ nguyên nào có thể coi là thỏa đáng và có sức thuyết phục về gốc gác ngữ nghĩa của thành ngữ này.

"Chuột lột" nghĩa là thế nào? Chúng ta thường nghe tôm cua, bò sát... lột nhưng chuột thì không nằm trong số đó. Trên thực tế, nguyên bản của câu thành ngữ này phải là "Ướt như chuột lội", chỉ một người bị ướt lướt thướt, quần áo dính chặt vào người giống hình ảnh của một con chuột lội từ dưới nước lên.

Chuột lột có phải từ chỉ đặc điểm không

“Ướt như chuột lột” là câu thành ngữ người Việt dùng. Trên thực tế, nguyên bản của câu thành ngữ này phải là "Ướt như chuột lội" chỉ một người bị ướt lướt thướt, quần áo dính chặt vào người giống hình ảnh của một con chuột lội từ dưới nước lên.

Ở bộ "Từ điển Việt Nam" của Hội Khai Trí Tiến Đức, chúng ta cũng sẽ bắt gặp dạng đích thực của thành ngữ đó là "Ướt như chuột lội" chứ không phải "Ướt như chuột lột".

Cũng có ý kiến từng cho rằng, câu thành ngữ "ướt như chuột lột" phải đọc là "ướt như chuột lụt". Khi lũ lụt xảy ra, cánh đồng thành biển nước, đàn chuột không còn chỗ ẩn náu, buộc phải lóp ngóp bơi trong nước đi tìm những chỗ cao. Nói "ướt như chuột lụt" lột tả được sự ướt át, cơ cực của những người phải hứng chịu thiên tai lũ lụt.

Một câu thành ngữ khác cũng gây nhầm lẫn là: Chân nam đá chân chiêu hay Chân đăm đá chân chiêu. Câu thứ nhất được dùng phổ biến, tuy nhiên đáp án chính xác phải là câu thứ 2. Từ điển Đại Nam quấc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của (1895) giải nghĩa như sau: đăm là “tay mặt” (tay phải), chiêu là “tay tả” (tay trái).

Trong câu thành ngữ này, tác giả đã sử dụng thủ pháp "đối", "chiêu" có nghĩa là bên trái, "đăm" sẽ được hiểu là bên phải. Câu thành ngữ chỉ dáng điệu của ai đó hoặc say xỉn, hoặc vội vàng tất tưởi, vụng về... mà đi đứng không ngay ngắn, vững vàng.

Ngày xưa, khi nói “đăm chiêu” có nghĩa là ngó nghiêng bên phải bên trái, nhìn bao quát, nhưng nay, “đăm chiêu” thường được hiểu là đang băn khoăn, bận tâm suy nghĩ về điều gì đó. Nghĩa gốc của từ này đã không còn thông dụng.

  • Học sinh tiểu học làm văn tả thầy giáo, chính tả sai bét nhè nhưng đọc tới đâu thầy "rụng tim" tới đó: Em này EQ cao quá!

Tương tự, câu thành ngữ ra ngô ra khoaivốn để chỉ việc làm cho cái gì đó mập mờ, lẫn lộn trở nên rõ ràng, rành mạch, cụ thể. Kỳ thực, ngô với khoai là hai lương thực rất dễ phân biệt, không hề mập mờ, gây nhẫm lẫn, chỉ cần nhìn qua là chúng ta đã phân biệt được đâu là ngô, đâu là khoai. Vậy nên nói "ra ngô ra khoai" có vẻ không được hợp lý lắm.

Đúng vậy, cách nói chuẩn phải là "ra môn ra khoai". Theo đó, "môn" ở đây là khoai môn, còn "khoai" là khoai sọ. Hai loại khoai này vốn có hình thù tương đối giống nhau, nếu không phải là người am hiểu tường tận thì khó mà phân biệt được.

https://afamily.vn/cau-do-tieng-viet-uot-nhu-tra-loi-chuot-lot-la-sai-bet-nhe-nghe-dap-an-moi-biet-tu-truoc-toi-nay-minh-nham-nhot-20220512111335577.chn

Câu hỏi: Từ chỉ đặc điểm là gì?

Lời giải:

Từ chỉ đặc diểm là những từ chỉ :

1. Hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp…

2. Màu sắc: Xanh, đỏ, tím, vàng, đen, nâu, trắng, hồng…

3. Mùi vị: chua, cay, mặn, ngọt…

4. Đặc điểm khác: xinh đẹp, già trẻ, mấp mô…

Ví dụ về từ chỉ đặc điểm

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn vềđặc điểm là gì và các bài tập về từ chỉ đặc điểm nhé:

- Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ đẹp của một sự vật nào đó (có thể là người, con vật, đồ vật, cây cối,… )

-Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,…

-Các nét riêng biệt, vẻ riêng về màu sắc, hình khối, hình dáng, âm thanh,… của sự vật.

-Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát, suy luận, khái quát,… ta mới có thể nhận biết được.

Ví dụ:

Bài 1. Dựa vào tranh và trả lời câu hỏi :

Em quan sát đặc điểm của sự vật trong 4 bức tranh và trả lời câu hỏi.

Trả lời:

a) Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ thương,...)

- Em bé rất đáng yêu.

b) Con voi thế nào? (khỏe, to, chăm chỉ,...)

- Con voi trông thật khỏe.

c) Những quyển vở thế nào? (đẹp, nhiều màu, xinh xắn,...)

- Những quyển vở rất xinh xắn.

d) Những cây cau thế nào? (cao, thẳng, xanh tốt,...)

- Cây cau rất cao và thẳng.

Bài 2. Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.

Em hãy phân biệt các từ ngữ chỉ tính tình, hình dáng và màu sắc.

Trả lời:

a) Đặc điểm về tính tình của một người : thật thà, hài hước, vui vẻ, ngoan ngoãn, hiền hậu, đanh đá, keo kiệt, …

b) Đặc điểm về màu sắc của một vật : xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, xanh biếc, xanh lam, xanh dương, đo đỏ, đỏ tươi, vàng tươi, tím biếc, trắng tinh, trắng ngần, …

c) Đặc điểm về hình dáng của người, vật : cao lớn, thấp bé, lùn, béo, mũm mĩm, gầy gò, cân đối, vuông vắn, tròn xoe, …

Bài 3.Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với từ ấy để tả :

Em hãy tìm tên sự vật ứng với từng đặc điểm để tả. Ví dụ: mái tóc hoa râm, đôi tay mũm mĩm,...

a) Mái tóc của ông (hoặc bà) em : bạc trắng, đen nhánh, hoa râm , …

b) Tính tình của bố (hoặc mẹ) em : hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,…

c) Bàn tay của em bé : mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn,…

d) Nụ cười của anh (hoặc chị ) em : tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành,…

Trả lời:

Ai (cái gì, con gì)

Thế nào ?

Mái tóc ông em đã ngả màu hoa râm.
Mái tóc bà dài và bồng bềnh như mây.
Bố em rất hài hước.
Mẹ em là người phụ nữ hiền hậu.
Bàn tay bé Na mũm mĩm và trắng hồng.
Nụ cười của chị em lúc nào cũng tươi tắn.