Đề bài - bài 12 trang 158 sbt toán 9 tập 1

\[AH\] là đường trung trực của \[BC\] [cmt] nên \[H\] là trung điểm cạnh BC.\[\Rightarrow HB = HC = \dfrac{{BC}}{2}\]\[ = \dfrac{{24}}{2} = 12\,[cm]\]

Đề bài

Cho tam giác \[ABC\] cân tại \[A\], nội tiếp đường tròn [O].Đường cao \[AH\] cắt đường tròn ở \[D\].

a]Vì sao \[AD\] là đường kính của đường tròn [O]?

b]Tính số đo góc \[ACD\].

c]Cho \[BC = 24cm\], \[AC = 20cm\]. Tính đường cao \[AH\] và bán kính đường tròn [O].

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Đường tròn là tập hợp các điểm cách điểm O cố định một khoảng bằng R không đổi [\[R>0\]], O gọi là tâm và R là bán kính.

+ Xét tam giác ABC vuông tại A, có đường cao AH:

- Áp dụng định lí Pytago:\[B{C^2} = A{B^2} + A{C^2}\]

- Hệ thức lượng trong tam giác vuông:\[A{C^2} = AH.BC\]

Lời giải chi tiết

a] Tam giác \[ABC\] cân tại \[A\] nên \[AH\] là đường cao đồng thời cũng là đường trung trực của \[BC\].

Vì \[O\] là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác \[ABC\] nên \[O\] nằm trên đường trung trực của \[BC\] hay \[O\] thuộc \[AD\].

Suy ra \[AD\] là đường kính của [O].

b]Tam giác \[ACD\] nội tiếp trong [O] có \[AD\] là đường kính nên suy ra \[\widehat {ACD} = 90^\circ \]

c]Ta có:

\[AH\] là đường trung trực của \[BC\] [cmt] nên \[H\] là trung điểm cạnh BC.
\[\Rightarrow HB = HC = \dfrac{{BC}}{2}\]\[ = \dfrac{{24}}{2} = 12\,[cm]\]

Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ACH ta có:

\[A{C^2} = A{H^2} + H{C^2}\]

Suy ra:

\[\eqalign{
& A{H^2} = A{C^2} - H{C^2} \cr
& = {20^2} - {12^2} = 400 - 144 = 256 \cr} \]

\[AH = 16\,[cm]\]

Tam giác \[ACD\] vuông tại \[C,\] theo hệ thức liên hệ giữa cạnh góc vuông và hình chiếu, ta có:

\[\eqalign{
& A{C^2} = AH.AD \cr
& \Rightarrow AD = {{A{C^2}} \over {AH}} = {{{{20}^2}} \over {16}} = 25\,[cm] \cr} \]

Vậy bán kính của đường tròn [O] là :

\[R = \dfrac{{AD}}{2} = \dfrac{{25}}{ 2} = 12,5\,[cm]\]

Loigiahay.com

Video liên quan

Chủ Đề