Lỗi không bật đèn chiếu xa xe máy năm 2024

Việc sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần cũng phải đúng quy định, bảo đảm an toàn chung của người tham gia giao thông. Trong một số tình huống đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Do đó lưu ý không được bật đèn pha tùy tiện.

Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, sử dụng đèn pha trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Mức phạt đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) không đúng nơi quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Đối với ô tô: Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).

Đối với xe máy: Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).

Lỗi không bật đèn chiếu xa xe máy năm 2024

Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, với hành vi không bật đèn xe khi trời tối, người điều khiển phương tiện cũng bị nặng hơn so với trước đây. Cụ thể:

Đối với ô tô: Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).

Đối với xe máy: Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).

Theo hướng dẫn của Cục CSGT, tùy trường hợp mà người tham gia giao thông có thể dùng đèn pha hoặc đèn cốt cho phù hợp. Dưới đây là một số cách sử dụng đèn pha:

- Với những chiếc xe không có công tắc tắt đèn pha, khi di chuyển vào ban ngày nên chuyển sang chế độ đèn cốt hoặc có thể chuyển sang chế độ đèn sương mù để người đối diện không bị khó chịu và bảo vệ ắc quy.

- Khi sang đường hoặc cần vượt, xin nhường đường hay nhắc nhở xe khác tắt đèn pha thì nên nháy đèn pha.

- Khi di chuyển vào ban đêm ở đường vắng, trên cao tốc… có thể sử dụng đèn pha để tăng tầm quan sát. Tuy nhiên, khi gặp xe ngược chiều hoặc xe cùng chiều nên giảm tốc độ và chuyển sang đèn cốt đến khi vượt được xe cùng chiều hoặc xe đi ngược chiều đã đi qua.

Đặc biệt lưu ý, khi thấy xe đối diện nháy đèn hãy kiểm tra xem đang bật pha hay cốt. Nếu bật pha thì hãy chuyển đèn cốt ngay để đảm bảo an toàn cho các xe khác.

Không nên lắp các loại đèn pha sai công suất và không đúng chuẩn với chóa đèn của xe khiến lóa mắt và nguy hiểm cho người đi ngược chiều.

Đây là một trong những lỗi cơ bản liên quan đến đèn xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Lỗi không bật đèn chiếu xa xe máy năm 2024

Lỗi bật đèn pha đi trong phố bị phạt bao nhiêu từ 2020? (Ảnh minh họa)

Mức phạt đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) không đúng nơi quy định tại Nghị định này như sau:

* Đối với ô tô:

Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng).

* Đối với xe máy:

Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng).

Ngoài ra, với hành vi không bật đèn xe khi trời tối, người điều khiển phương tiện cũng bị nặng hơn so với trước đây. Cụ thể:

* Đối với ô tô:

Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng).

Căn cứ theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:

"Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới"

Người điều khiển xe máy tham gia giao thông cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe, độ tuổi và phải mang đầy đủ các giấy tờ xe liên quan.

Xe máy phải đáp ứng đủ những điều kiện nào thì mới được phép tham gia giao thông trên đường?

Căn cứ theo Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về đều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng như sau:

"Điều 57. Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ
..."

Theo đó, xe máy phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì mới đáp ứng được yêu cầu tham gia giao thông dành cho xe máy.

Không bật đèn xe trong khung giờ quy định thì người điều khiển xe máy bị xử phạt như thế nào?

Lỗi không bật đèn chiếu xa xe máy năm 2024

Không bật đèn xe trong khung giờ quy định

Để tham gia giao thông phương tiện phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy định, việc xe có hư hỏng bất cứ bộ phận nào về mặt bên ngoài thuộc điều kiện bắt buộc đối với xe máy lưu thông thì chủ xe phải tiến hành khắc phục. Nếu biết bóng đèn xe đã hư nhưng vẫn tiếp tục tham gia giao thông nghĩa là tham gia giao thông khi phương tiện không đáp ứng đủ yêu cầu bắt buộc thì sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
...

Tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung áp dụng với người vi phạm giao thông như sau:

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
..."

Như vậy, nếu người điều khiển xe máy không bật đèn xe khi tham gia giao thông trong khung thời gian cho phép thì bị xử phạt từ 100.000 đồng cho lỗi vi phạm. Trường hợp điều khiển xe máy vi phạm hành vi trên mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Lối đi xe máy không bật đèn phạt bao nhiêu?

-Đối với trường hợp xe máy, mô tô không bật đèn chiếu sáng vào khoảng thời gian quy định sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian quy định từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

Đi xe máy không bật xi nhan phạt bao nhiêu?

Cụ thể như sau: Trường hợp xe chuyển làn nhưng không bật xi nhan báo trước: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Trường hợp xe chuyển hướng nhưng không có xi nhan báo rẽ: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng (trừ trường hợp xe đi vào đoạn đường cong không giao nhau).

Lỗi đèn ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, lỗi không bật đèn xe ô tô trong khung giờ quy định, trong một số điều kiện thời tiết đặc biệt như sương mù, thời tiết xấu hoặc sử dụng đèn ô tô không đúng bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 VNĐ.

Quên bật đèn xe ôtô phạt bao nhiêu?

Lỗi vi phạm không bật đèn xe ô tô có bị lập biên bản không? Có, bởi vì việc lập biên bản được áp dụng đối với những cá nhân bị phạt tiền trên 250.000 đồng theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đối với lỗi không bật đèn xe ô tô, bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.00 đồng và sẽ bị lập biên bản.